Tìm hiểu về dân tộc Mông (Mèo) ở Việt Nam (P2)

30/03/2017 02:14 +07 - Lượt xem: 56427

Sản xuất, kinh tế và đời sống vật chất:

Tuy có một số ít ruộng nước, nhưng nguồn sống chính của người Mèo vẫn là nương rẫy. Căn cứ vào quá trình sử dụng, có thể phân chia nương làm 2 loại: nương định canh (thổ canh) và nương du canh là chủ yếu. Trên ruộng nương, ngoài ngô lúa là cây trồng chính còn có mạch ba góc, ý dĩ, khoai, rau, lạc, đậu, vừng…, lanh là cây trồng phổ biến để lấy sợi dệt vải. Các cây đặc sản và cây ăn quả cũng phát triển.

Do xu hướng thâm canh tăng năng suất và định canh định cư, từ lâu đồng bào Mèo đã phát triển ruộng bậc thang trên các sườn núi như ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Tủa Chùa, Bắc Yên, Sa Pa, Bắc  Hà, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, và trong những năm qua do công tác thủy lợi được tăng cường, ruộng bậc thang đã dần dần được khai phá thêm nhiều. Ruộng thường được cày ải, bữa kỹ, bón phân và cây trồng được làm cỏ hai, ba lượt. Việc chọn giống mặc dù chỉ theo thói quen thông thường nhưng có trường hợp đã trọn được giống lúa tốt, thích hợp với điều kiện thiên nhiên địa phương. Lúa thường đạt 15 – 20 tạ/1 héc ta một vụ. Ngoài ra trên ruộng vào mua đông xuân, đồng bào còn trồng rau, đậu mạch ba góc và những đám ruộng gần nhà trước đây còn trồng thuốc phiện mà thu hoạch cũng đáng kể. Trong những năm qua thuốc phiện bị loại bỏ ra khỏi đời sống của bà con, nên đồng bào phát triển su hào giống, đậu tương xuân.

Kết quả hình ảnh cho sản xuất nông nghiệp người Mông'

Ở những nơi đất tương đối bằng phẳng, nhưng không có điều kiện biến thành ruộng bậc thang, đồng bào đã tạo thành nương thổ canh để có thể trồng trọt được lâu dài. Những đám nương này thường có bờ giữ đất màu, đã sử dụng hàng trăm năm nay. Giống với việc sử dụng ruộng nước, vụ xuân hè trồng cây lương thực (ngô), vụ đông xuân trồng cây hoa màu hay cây đặc sản. Năng suất các cây trồng tương đối cao và ổn định.

Vì sản xuất trên ruộng và nương thổ canh chưa đảm bảo được những nhu cầu sinh hoạt, nên đồng bào cũng phải làm nương du canh, chỉ trồng được 2,3 vụ lại bỏ. Việc chọn đất thường được tiến hành từ trước tết theo những kinh nghiệm cổ truyền và đất đã được chọn đánh dấu quyền chiếm hữu theo qui ước chung. Sau được phát vào tháng chạp hay tháng giêng, hai và đốt, dọn tháng 3, chuẩn bị cho trồng trọt.

Hầu hết nương của đồng bào Mèo dù là nương có độ dốc cao nhiều đá đều là nương cày. Cày Mèo có thể cày sâu từ 0m15 đến 0m20 . Cũng như ruộng, nương được cày ải trước tết và bừa nhiều lần. Nương cày ải được coi là thêm màu đất xốp và diệt được cỏ dại. Ngô trồng vào khoảng tháng 3 hay 4 dương lịch. Khi trồng có bón lót. Khoảng cách giữa các hốc ngô thường là thưa (1m00 x 0m70) để còn trồng xen canh các loại đậu: cô ve, đậu vàng, đậu hòa lan (Hà Lan), đậu nhỏ…Lúa được trồng theo hốc hoặc quãi. Trên nương lúa được trồng xen với các loại bí, các loại rau xanh. Việc trồng xen canh đã trở thành tập quán, không những để có thêm thực phẩm mà còn làm cho đất tốt. Ở nhiêu nơi xung quanh nương được bao bọc  bởi những luống ý dĩ. Sau khi thu hoạch vụ hè thu, người ta còn trồng đậu răng ngựa, mạch ba góc vụ đông. Các cây trồng được làm cỏ 2, 3 lượt. Năng suất lúa, ngô nương có thể đạt từ 1,2 tấn/1 ha. Không kể rau, đậu cũng thu hoạch được một số đáng kể. Đậu tương và cô ve mỗi năm trồng hai vụ, còn đậu vàng (“chúa” các loại đậu) có thể trồng 3 vụ. Các loại đậu cũng có vị trí quan trọng trong đời sống và đồng bào đã có truyền thống trồng đậu lâu đời. Các loại cây có củ (mài, khoai sọ) cũng được trồng nhiều.

Sản xuất trên nương du canh phụ thuộc vào thiên nhiên rất lớn , năng suất cây trồng không ổn định và nương lại chỉ làm được vài năm. Đồng bào thường nói ‘ lửa cháy đến đâu người Mèo ta chạy theo đến đó’hay “ Người chạy theo nương’. Miền núi tuy đất rộng người thưa nhưng không phải chỗ nào cũng có thể làm nương được và người ta cũng không thể chạy theo nương mãi. Vì vậy ở một số nơi đồng bào đã làm nương theo chế độ luân khoảnh kết hợp cùng với bảo vệ rừng. cùng với việc tạo ruộng, nương bậc thang cách sử dụng đất như vậy cho phép đồng bào có thể định canh định cư tốt.

Sản xuất nương rẫy đòi hòi rất nhiều công sức. làm lụng vất vả ngày công kéo dài trên 10 tiếng đồng hồ lại phải sống ngay nương trong một thời gian dài.

Trong các cây nông nghiệp, lanh là cây trồng phồ biến, chiếm diện tích khá lớn. Trừ nhóm Mèo Xanh (Mống súa) và Nà Mairo với dân số không đông lắm thường trồng bông dệt vải, tất cả các nhóm mèo đều trồng lanh. Vải lanh thường dùng váy, may quần áo, khâu bao đựng bột, làm mặt chăn, địu,….. Người chết phải có áo bằng lanh, theo quan niệm của đồng bào thì mới được đoàn tụ với tổ tiên, mỗi người nữa từ 15,. 16 tuổi trở lên đến các bà cụ 60 tuổi đều có đám lanh cho riêng mình. Cây lanh sau khi chặt (Vào tháng 6) được phơi khô, trước lấy vỏ và từ vỏ lanh làm thành những sợi dệt. việc này đòi hỏi nhiều thời gian cho nên những người phụ nữ lúc nào cũng có vỏ lanh xung quanh mình tranh thủ tước sợi trong lúc nghỉ lao động sản xuất, lúc đi đường hay họp chợ để có thể dệt xong vào tháng 12. Tuy vậy mỗi năm mỗi người có thể làm được 4,5 tấm lanh mỗi tấm dài 20 vuông khổ nhỏ đủ may một váy đẹp.

Kết quả hình ảnh cho dệt lanh của người Mông'

Dệt lanh của người Mông

Trước đây người Mèo có thể coi là một dân tộc trồng nhiều thuốc phiện nhất ở Việt Nam, thuốc phiện là cây trồng có tầm quan trọng trong đời sống của họ. các loại cây tam thất, xuyên khung, đẳng sâm ngày càng phát triển (năm 1956 – 1957 ở Đồng Văn thu được 35 tấn). Trồng  các loại cây này đòi hỏi một số khả năng làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hái. Do khó trồng tuy tam thất có giá trị cao nhưng vẫn chưa được phát triển.

Các loại cây ăn quả: táo, lê đào nhiều loại mận ngon từ lâu nổi tiếng ở vùng Mèo. Trong những năm qua trên Đồng Văn, Hà Giang, Tuyên Quang đã trồng được nhiều táo quả to đạt những kết quả tốt, Tuy nhiên hiện nay các loại quả đó chưa trở thành mặt hàng quan trọng ở thị trường vì vận chuyển khó khăn số lượng chưa nhiều

Trên vùng cao vùng Mèo là nơi chăn nuôi gia đinh (Trâu, bò, lợn, gà, ngựa…,) tương đối phát triển. Trong sản xuất không thể thiếu sức kéo trong sinh hoạt rất cần ngựa thồ cho nên việc nuôi trâu bò ngựa không chỉ phát triển mà còn được chăm sóc chu đáo. Ai không nuôi lợn đều bị coi là không phải người Mèo, Mỗi gia đình đều nuôi từ 5, 7 đến 10, 20 con lợn. Trong truyền thuyết lợn là vị thần có công giúp người là cha của vua Mèo. Mỗi gia đình người Mèo còn nuôi từ 30. 40 đến 100 con gà. Lợn, gà chủ yếu là dùng cho sinh hoạt gia đình.

Ở nhiều nơi, việc thu hái làm thổ sản còn có vị trí quan trọng. Đồng bào thường thu hái: củ gấu, thảo trắng, đẳng sâm, hà thủ ô, hoàng liên, cánh kiến, chè,,,, những thứ có giá trị hàng hóa cao. Ngày nay cánh kiến ngày càng thu được nhiều khi việc làm có kế hoạch hợp lý.

Tại những nơi như Tây Bắc Nghệ Tĩnh và phía Bắc Hoàng Liên Sơn săn bắt được chú ý. Tuy súng kíp rất phố biến nhưng đồng vào vẫn làm bẫy và có nhiều kinh nghiệm làm bẫy giết hổ rất tốt. căn cứ vào bước đi của hổ. người ta đặt súng ở độ cao để khi sung  nổ dận bao giờ cũng xuyên qua ngực con thú. Người đàn ông Mèo có khả năng săn bắn. Trong chuyện dân gian thường nói rằng: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt ở rừng là việc của đàn ông.

Sản xuất thủ công nghiệp gồm: Đan đồ nan, làm đồ da ngựa làm đồ gỗ, dệt vải, làm giấy bản, làm đồ trang sức bằng bạc rèn đúc nông cụ vũ khí vvv….. Trừ một vài nơi một số nghề có người chuyên làm quanh năm đại đa số các nghề đều do người nông dân làm vào lúc sản xuất nông nghiệp cho phép. Những đồ dùng đồng bào tự làm phù hợp với yêu cầu sử dụng của địa phương và đạt trình độ kỹ thuật khác. Người Mèo đã rèn được nhiều loại công cụ tốt không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm đồ gỗ mà còn dùng để chế tạo các công cụ bằng sắt như sửa lại dao, khoan nòng súng…. Những người thợ mộc không chỉ ghép thùng gỗ nhỏ để địu nước xách cám lợn đựng gạo mà còn làm những thùng lớn cao ngang vai người đường kính miệng thùng rộng hàng mét thùng đụng chàm nhuộm vải. làm những chậu gỗ tiện tròn có trục giữa đề rửa chàm hoặc những môi thìa xúc cơm đẹp. nghề làm đồ trang sức thường sản xuất: Vòng cổ,vòng tay, khuyên tai, nhẫn… có hoa văn trên mặt. Đồ dùng bằng nan thường là địu, đồ đựng cơm, vung chảo. Các mặt hàng thù công thấy bán thường xuyên ở các phiên chợ. Và những thợ giỏi rất có uy tín trong quần chúng.

Kết quả hình ảnh cho sản xuất nông nghiệp người Mông'

Nghề rèn của người Mông

Ở đại đa số các vùng Mèo, việc trao đổi hàng hóa chủ yếu trông các chợ phiên. Chợ 6 ngày họp 1 lần không những là nơi mua bán những thứ cần thiết mà cũng là nơi gặp gỡ của những người thân và nam nữ thanh niên.

Tuy sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần lao động cần cù nên cuộc sống của người Mèo tương đối dễ chịu. Đồng bào ăn ngày 2 bữa vào những ngày mùa ăn ngày ba bữa. Thức ăn chính là: bột ngô đồ hay cơm, rau, đậu sao mỡ và canh. Vào những dịp lễ tết có khách người ta còn hay thịt gà làm những loại bánh bằng bột ngô, gạo. Hút thuốc phổ biến bằng điếu cày. Nạp thuốc vào điếu mời khách hút được coi là cử chỉ quý khách.

Trong một năm người Mèo ăn hai tết lớn: Năm mới và mồng 5 tháng 5. Tết năm mới vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, theo cách tính của người Mèo mỗi tháng có 30 ngày hết 12 tháng là tết. Ở các tỉnh Việt Bắc người mèo còn ăn tết 13 tháng 3, 13 tháng 6. Ở Hoàng Liên Sơn đồng bào cùng ăn tết 7 tháng 7. Tết đốt vàng mã cho tổ tiên. Tết mồng 5 mới là dịp sun hop gia đình gặp gỡ những người cùng thôn xóm trong tiệc rượu nên thường mổ những con lợn to, gà thiến béo.

Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy, áo xẻ ngực có yếm lưng tấm vải che váy phía trước thắt lưng và vuông vải nhỏ che lưng đằng sau, khăn quần đầu xà cạp… Váy hình nón cụt xếp nếp xòe rộng khi người đi vay đu đưa hoặc lượn song. Váy Mèo làm bằng lanh trắng. Váy Mèo hoa màu chàm có thêu hoặc in hoa văn ở gấu váy. Áo phụ nữ Mèo hoa xẻ nách trên vai và ngực có nẹp thêm vải màu thêm hình hoa văn và thường là hoa văn con ốc.  Váy phụ nữ Mèo đen cũng cùng kiểu với váy Mèo trắng và Mèo hoa nhưng ngắn hơn. Váy màu chàm, in hoa văn. Áo của của họ giống áo Mèo trắng nhưng thêu ở cánh tay và hoa áo. Váy phụ nữ Mèo xanh (Mống súa) may bằng vải chàm ở sát gấu có thêu hoa văn hình chữ thập trong các hình vuông. Váy hình ống khi mặc mới xếp nếp. Áo phụ nữ mở chếch ngực xẻ thẳng về bên trái. Cài bằng một cái cúc. Hò cánh tay và cổ tay áo có thêu hóa văn. Nẹp áo đáp thêm những miếng vải màu nhỏ. Tà xẻ không khâu mà buộc hai thân với nhau bằng dây ở một chỗ. Gấu áo khâu thành 3,4 lớp đè lên nhau bằng vải màu. Phụ nữ Mèo trắng cạo tóc xung quanh và để chỏm lớn ở đỉnh đầu quấn khăn vành rộng. Phụ nữ Mèo hoa để tóc dài  quấn quanh đầu và sau đó còn quấn thêm tóc giả. ở người Mèo xanh trẻ em gái để tóc xõa ngang vai đến khi lấy chồng mới quấn lên đỉnh đầu và dùng lược móng ngựa cặp người phía trước giữ tóc do đó khi trùm khăn lên đầu có hai đầu nhọn chia ra phía trước như hai sừng nhỏ. Phụ nữ và nam giới ở Mèo Sapa còn mặc áo khoác ngoài kép xẻ ngực không có tay cổ đứng có thêu hoa văn. Cái áp cánh đàn ông người Mèo Sapa rất giống kiểu áo cánh người Dao đỏ. Phụ nữ Ná Miao hiện nay mặc như người Nùng. 

Cách đây chưa bao lâu khoảng 50-70 năm nay, trang phục người phụ nữ Mèo có những thay đổi: Phụ nữ Mèo Sapa mặc quần ống hẹp ngắn, phụ nữ Mèo trắng Sơn La mặc quần ống dài mặc áo cánh trắng trong áo ngoài cổ truyền. Phụ nữ Mèo hoa mặc áo xẻ nách… Có thể nói rằng nếu tước đi một số phần rườm rà trang phục phụ nữ Mèo càng đẹp hơn và thích hợp với điều kiện cuộc sống hiện nay. Hoa văn thêu trên quần áo phong phú trong đó chủ yếu là hình con ốc, hình vuông hình quả trám hình chữ thập.,

Thiếu nữ dân tộc Mông hoa

Nếu ở người Mèo trang phục phụ nữ có nhiều vẻ thì cách xây dựng nhà ở của họ lại tương đối thống nhất. chỉ khác nhau ở quy mô và vật liệu xây dựng. Người Mèo ở nhà đất thường gồm ba gian hai chái, gian giữa đặt bàn thờ hai bên là bếp và buồng ngủ, buồng ngủ thường không bố trí ngang hàng cùng với bàn thờ. Trên cao nguyên đá Đồng Văn trước đây nhà của người giàu thường khá rộng tường trình cột gỗ thong kê trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hay quả bí mái lợp ngói gác lát ván. Nhà của người nghèo làm bằng cột ngoãm vách nửa hay ván bỏ mái tranh. Mỗi nhà đều được mở từ 2-3 cửa. Mọi người trong nhà nhất là phụ nữ thường đi lại hàng ngay chủ yếu qua cửa phụ. Nhà ở cũng là nơi để lương thực ngô được xếp trên gác ở bếp. Tuy nhiên nhiều vùng đồng bào có làm kho chứa lương thực riêng ở cạnh nhà. Các chuồng gia súc cũng làm ở chỗ thuận tiện cách nhà không xa lắm. Chuồng trâu, bò lợn được lát ván cao và quét dọn hàng ngày. Ở một số nơi người ta thường xây tường đá cao ngang đầu người xung quanh nhà, chuồng gia súc tạo thành khu vực ở riêng của mỗi gia đình. Người Mèo Ná Miao ở nhà sàn giống kiểu nhà Tày – Nùng.

(còn nữa)


Những bài viết liên quan: 

Tìm hiểu về dân tộc Mông (Mèo) ở Việt Nam (P1)


 




Bài xem nhiều