Hai dân tộc thiểu số có dân cư đông nhất ở Sapa

30/03/2017 02:16 +07 - Lượt xem: 39858

Thị trấn nhỏ Sapa của tỉnh vùng cao biên giới Lào Cai là nơi cư trú của khá nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có một số dân tộc chiếm số lượng khá đông như dân tộc H’Mông, Dao đỏ, Gíay, Tày,… Những nét độc đáo trong văn hóa cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của những tộc người này luôn là đề tài thu hút rất nhiều trí tò mò của du khách thập phương.

1.     Dân tộc H’Mông.

H’mông là dân tộc có số dân đông nhất cư trú tại địa phận Sapa. Ứơc tính dân tộc này chiếm đến hơn 50 % dân số của huyện. Đồng bào H’Mông có nguyồn gốc từ Trung Hoa, sau vài lần di cư đã tràn xuống phía Nam và nơi đồng bào này đặt chân đến đầu tiên ở Sapa chính là khu vực dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước.

Phụ nữ H’mông xinh tươi trong trang phục truyền thống.

Do cư trú ở trên địa phận núi cao, đất đai khô cằn, kém màu mỡ nhưng đồng bào H’mông đã dựa vào kinh nghiệm sẵn có của mìn trong việc trồng lúa mà san lấp các sườn đồi, sườn núi không chỉ cung cấp diện tích trồng các loại cây lương thực từ 1-2 vụ/ năm mà còn tạo nên một bức tranh thiên nhiên không thể hoàn mỹ hơn.

Nhóm H’mông cư trú tại Sapa chủ yếu là H’mông đen do trang phục của họ toàn bộ là màu đen, màu chàm. Song, do có những khác biệt trong thiết kế trang phục cũng như cách ăn mặc mà người H’mông đen ở Sapa còn được gọi là H’mông Sapa để phân biệt nhóm H’mông đen ở đây với những nơi khác.

Các em nhỏ H’mông đen của bản Tả Van.

Cùng với những nét độc đáo trong trang phục hay những hình thức canh tác nông nghiệp, những phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào H’mông nơi đây cũng là một trong những điểm thu hút đặc biệt hấp dẫn cho du khách. Người H’mông rất nổi tiếng vơi lễ hội Gầu Tào. Đ   ây là lễ hội được người dân tổ chức vào mùa xuân của 3 năm liền, dành cho những gia đình chưa có con, con ít hoặc sinh con một bề,… Theo truyền thống, lễ hội này sẽ do 3 gia đình có quan hệ huyết thống với nhau hoặc có quan hệ thông gia và những gia đình có chung hoàn cảnh cùng tổ chức. Sauk hi những mong muốn, lời khẩn cầu của họ có kết quả, họ sẽ làm lễ tạ thân linh trên đồi Gầu Tào.

2.     Dân tộc Dao Đỏ

Dao đỏ là tộc người có số lượng dân đông thứ hai chỉ đứng sau người H’mông ở Sapa. Nguồn gốc của người Dao cũng tính là từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Sau các cuộc thiên di họ mới vào cư trú tại Việt Nam.

Người Dao đỏ rực rỡ trong trang phục của dân tộc mình.

Khác với người H’mông, người Dao lại cư trú chủ yếu ở các vùng thung lũng, lưng chừng núi để thuận tiện cho vệc trồng trọt, chăn nuôi nư trồng ngô, trồng lúa. Vì có môi trường sinh sống thuận tiên hơn nên so với người H’mông, người Dao có cuộc sống no ấm hơn hẳn.

Ngoài những phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc trưng của người Dao như coi chó là tổ tiên của mình, kiêng sờ đầu trẻ em, cạo đầu vẫn giữ lại chỏm tóc trên đỉnh vì quan niệm đó là nơi linh hồn trú ngụ,… thì các lễ hội truyền thống cũng trở thành đề tài mà chúng ta luôn muốn được tìm hiểu và trải nghiệm.

Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng của người Dao và chỉ dành chon am giới. thông thường, một vòng đời của nam giới người Dao sẽ trải qua hai đến ba lần làm lễ cấp sắc. Lần một, khi đánh dấu mốc trưởng thành của người con trai, người ta sẽ làm lễ 3 đèn. Lần hai, lúc người còn trai chuẩn bị lấy vợ sẽ trải qua lễ cấp sắc tiếp theo là lễ bảy đèn. Đối với những người đàn ông muốn trở thành thầy cúng thì sau khi học được hết chữ Dao cổ, người này sẽ thực hiện lễ cấp sắc 12 đèn. Tìm hiểu sâu hơn về nghi lễ này, chúng ta sẽ thấy được những nét độc đáo trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao đỏ ở nơi đây.

Phụ nữ Dao đỏ tất bật chuẩn bị cho lễ cấp sắc của những người đàn ông trong gia đình.

Tham khảo một số bài viết hay về Sapa:

Kinh nghiệm du lịch Sapa

Những món ăn không thể bỏ qua ở Sapa

Du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm bằng ô tô.

 

 




Bài xem nhiều