Đặc trưng văn hóa người Dao- phần 6 (các tục lệ truyền thống)
Tục cưới hỏi.
Trước đây, tục tảo hon khá phổ biến ở người Dao, tuổi kết hôn thường dưới tuổi 18. Tục lệ cưới xin bo gồm nhiều nghi lễ phức tạp, mỗi nhóm lại có nghi lễ riêng.
Hôn lễ thường phải trải qua 4 bước:
– Bước thứ nhất, nhà trai đến nhà gái xin so đôi tuổi. Bước này gọi là nại nham hay nịnh nại
– Bước thứ hai gọi là ghịa tịnh hay quẹng piêu, bên trai báo cho bên gái biết kết quả của việc so đôi tuổi nếu hợp tuổi và nhà gái ưng thuận thì xin thách cưới và viết hôn thư.
– Bước thứ 3, định ngày cưới. Nhà trai dẫn cho nhà gái một nửa số tiền mặt và các đồ sính lễ khác. Bước này gọi là thúng thẩu.
– Bướ thứ 4 gọi là chíp nham hay quái trá. Đây là bước quan trọng nhất- tổ chức lễ cưới.
Dưới đây là nội dung lễ cưới của một vài nhóm Dao:
Dao đỏ: lễ cưới của người Dao đỏ ít phức tạp. Sau bước thứ 3 thì đến lễ cưới, thời gian chờ đợi này khoảng 1 năm. Trong khi chờ đợi làm lễ cưới, cô dâu không phải tham gia lao động cùng với gia đình, được ở nhà để chuẩn bị của hồi môn (dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa, may vá….)
Đến đúng ngày hẹn trong hôn thư, nhà trai mổ lợn đón anh em bà con tới dự rồi cử một đoàn đi đón dâu. Đoàn này thường là 7 hoặc 9 người. Đồng bào cho rằng, số người đi đón dâu phải là lẻ khi cô dâu về sẽ là chẵn. Dù gần hay xa, đoàn đón dâu cũng phải tới nhà gái vào lúc hoàng hôn. Đoàn ngủ tại nhà gái một đêm, hôm sau mới đưa cô dâu về. Trên đường về nhà chồng, cô dâu ăn vận quần áo mới và đội một cái mũ đặc biệt mà ngày thường không được đội. Khi cô dâu đến nhà trai thì kèn trống nổi lên để chào mừng, rồi đôi trai gái vào làm lễ hợp cẩn. Làm lễ hợp cẩn xong, lễ cưới được coi như đã kết thúc. Từ đây, cô dâu phải ở hẳn bên nhà chồng, ít khi được về nhà mẹ đẻ. Nếu không may chồng chết, người vợ góa cũng không được trở về nhà mình mà phải ở lại nhà chồng, đến khi tái giá thì về nhà chồng mới.
Dao tiền: trước khi làm lễ cưới, người con trai phải qua bước làm công(đây là tục lệ chỉ có ở người Dao Tiền). Khi người con trai đến tuổi lấy vợ, cha mẹ anh ta tìm nơi nào có con gái vừa ý thì tìm người đánh tiếng và xin so đôi tuổi. Nếu nhà gái đồng ý và so đôi tuổi không gặp trở ngại gì, nhà trai đến xin làm công. Lần đầu tiên người con trai đến nhà gái làm công thường đi cùng một người bà con nữa. Người này chỉ ở lại nhà gái một đêm, sáng hôm sau sẽ trở về để người con trai ở lại đó. Làm việc ở nhà gái khoảng 3- 4 ngày, người con trai sẽ trở về nhà mình. Khoảng 1- 2 tháng sau, anh ta lại đến lao động cho nhà gái. Lần này, chàng rể tương lai đã có thể trò chuyện và chung chăn gối với người con gái đó rồi. Nếu gia đình đông con gái mà có 2 người cùng đến làm công thì bố mẹ cô gái sẽ dành riêng cho mỗi cặp một giường. Sau vài ngày làm việc, người con trai phải trở về nhà. Sau lần này, anh ta đã được phép làm lễ cưới hay vẫn phải tiếp tục làm công còn tùy ý nhà gái. Có những chàng trai đi làm công nhiều lần mà vẫn không lấy được vợ.
Đến ngày cưới, cả nhà trai và nhà gái đều mổ lợn mời bà con họ hàng đến dự. Gia đình nào chưa đử tiền cưới thì có thể xin cưới tạm. Làm dám cưới tạm ít nhất vẫn phải mổ một con lợn và còn ăn thêm thịt ướp chua.
Lễ vật của lễ cưới chính thức thường có: ba lợn (khoảng 200 kg), 15 kg muối, 20 lít rượu, 1 nén bạc trắng, 40 vuông vải, 12 con chỉ đỏ.
Nếu đôi vợ chồng nào chưa tổ chức được lễ cưới chính thức mà có con gái đi lấy chồng thì phải giết lợn cúng tổ tiên và mời bà con bên phía mẹ tới dự để xin giá (mình thố trà) tức là hỏi ông bà ngoại trước đây đã thách cưới cho mẹ người con gái những gì thì nay người con gái cũng thách những thứ đó và số của này phải trao lại cho ông bà ngoại.
Dao quần trắng: Cũng như Dao đỏ, tới ngày cưới, nhà trai tổ chức ăn uống và cử đoàn người đi đón dâu. Đoàn này gồm 11 người: chánh và phó quan lang, một thanh phù rể, hai nam đóng giả nữ (để dắt tay dâu và rể) và sáu người khác. Đoàn đón dâu cũng phải đến nhà gái vào lúc hoàng hôn, nếu đến sớm phải đợi ở bên nhà nào đó cạnh nhà gái.
Đến cổng nhà gái, hai nam đóng giả nữ lấy một áo dài màu đỏ chùm kín đầu chàng rể rồi cầm tay dắt đến chờ dưới chân cầu thang (Dao quần trắng ở nhà sàn). Trên nhà, bên gái bắt đầu hát, nội dung của các câu hát thường là câu đố. Bên trai, quan lang phải lên tiếng đáp lại. một số thanh niên lấy dây lưng chăng ngang cầu thang và đóng cửa lại không cho rể lên nhà. Một số cô gái khác lấy chỉ đỏ buộc vào cần câu, đầu lợn treo miếng thịt lợn sống dử vào miệng quan lang và nói những câu rất tục, vừa bằng tiếng Dao vừa bằng tiếng Việt, nhằm làm cho quan lang tức giận nói lại bằng tiếng Việt để phạt vạ.
Đến khuya người ta mới mở cửa, nhưng trước cửa vẫn còn chiếc dây lưng chắn ngang. Hai bạn dâu lại cất lên tiếng hát:
Hôm nay rồng bạch xuống lấy nước
Các anh nâng được em sẽ cho vào
Chánh quan đưa ra hai hào bạc trắng rồi hát đap:
Ta tuy bé nhỏ nhưng tài
Cưỡi rồng dạo khắp trong ngoài Qúy Châu
Hai thiếu nữ thu dây lưng, lên thang, chú rể theo hai nam đóng giả nữ vào thẳng buồng cô dâu. Họ hàng nhà gái bắt đầu vào tiệc. lúc này, cô dâu ở nhà láng giềng mới về (trước khi rể tới nhà, cô dâu phải tạm lánh ở một nhà nào đó, nhà này phải vợ chồng song toàn và đông con cháu) để xem mặt rể. Cô dâu vào buồng, chú rể bỏ áo ra cho xem mặt. Tiếp theo, người ta bưng vào buồng một mâm cỗ có đủ các thứ thịt củ một con lợn. Hai người ăn qua loa một vài miếng để làm phép rồi chú rể ra khỏi buồng lạy cha mẹ vợ, họ nhà vợ mỗi người 4 lạy và mừng mẹ vợ một chiếc vòng bạc. Mọi người ăn uống xong, trai gái hát đối đáp cho tới sáng.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu phải mặc quần áo trắng, áo mới bên trong, áo cũ bên ngoài, ngoài cùng là áo dài màu đỏ. Đầu đội một cái mũ giống như cái bồ đài, xung quanh mũ đính nhiều ngôi sao bạc.
Trên đường về nhà chồng, đến một ngã ba đầu tiên, cô dâu cởi áo cũ trả lại cha mẹ. Gần đến nhà trai, cô dâu dùng vạt áo đỏ che kín mặt. Cả đêm hôm đó, cô dâu không được bỏ áo dài à mũ. Đến hôm sau, sau khi làm lễ nhị hỷ, cô dâu mới trả lại áo mũ cho cha mẹ. Ngày thứ 3 người chồng lại đưa vợ về nhà mình. Khoảng 10 hôm sau, đôi tân hôn lại trở về nhà mẹ vợ và phải ở đó cho tới khi có con mới được ra ở riêng hoặc trở lại nhà bố mẹ chồng.
Lễ cưới của người Dao thanh y và một số nhóm Dao khác cũng phức tạp không kém gì Dao quần trắng.
Tục sinh nở.
Trước đây, vì đời sống kin tế còn thiếu thốn, trong việc sinh đẻ, sự chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh còn thiếu khoa học, mê tín dị đoan nặng nề nên nạn có đẻ không có nuôi rất phổ biến ở người Dao. Có nhóm Dao, dân số không những không tăng mà ngày càng giảm sút. Mong ước có trẻ nhỏ và nhiều trẻ nhỏ không chỉ của từng cặp vợ chồng riêng lẻ mà còn là của cả một tộc người. Mặc dù mọi người đều có mong muốn như vậy nhưng người Dao vẫn coi người phụ nữ có thai là không tin khiết và hình như họ còn có thể đem đến những rủi ro. Điều đó được thể hiện ở một số kiêng kị của sản phụ. Người mang thai không được đến nơi đặt bàn thờ (nhất là bàn thờ tổ tiên), không được tiếp xúc với thầy cúng, thày tào, không vào những nơi để hạt giống, để rượu. Ngoài ra, người có thai còn phải kiêng không được trèo cây, hái quả, không được bước qua thừng trâu, chạc ngựa. Không những thế, tháng nào cũng có những kiêng kị riêng, ví dụ như: tháng giêng, tháng bảy là tháng hồn ở cửa chính, kiêng không được đào đất, không được sửa chữa động đến cửa chính. Tháng hai, tháng tám là tháng hồn thai ở giữa sân, không được đào đất, đốt lửa hoặc đặt các vật nặng vào sân… Phụ nữ có thai thường hay e thẹn, nhất là Dao thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện có thai. Những người có thai con so, đi đâu cũng phải lấy quạt che bụng hoặc cố để làm thế nào mọi người không biết mình đang có thai.
Người Dao đẻ ngồi. Sản phụ ngồi trên một cái ghế thấp chân tay bám vào một sợi dây thừng buộc vào đòn tay nhà. Chồng hoặc mẹ chồng đỡ hộ, đôi khi sản phụ phải tự đỡ lấy, ít khi nhờ người ngoài. Đứa trẻ lọt lòng mẹ, người ta chờ khi nào nó khóc mới bế lên và tắm rửa bằng nước nóng. Chờ lâu mà đứa bé không khóc, người ta sẽ lấy sách cúng quạt cho nó, tin rằng làm như vậy đứa bé sẽ khóc và thường sau này đứa bé được đặt tên là Slâu có nghia là sách. Rốn được cắt bằng dao nứa, nhau được cho vào sọt gác lên cây hoặc cho vào ống nứa đem lên rừng chôn ở chôn ở một nơi nào khô ráo, còn cuống rốn được sấy khô để làm thuốc chữa bệnh. Đẻ xong, sản phụ được uống nước gừng và các thức ăn nấu với gừng. Sản phụ không phải ăn khem quá kham khổ mà thường được ăn cơm nếp với thịt gà hoặc chân giò lợn nấu lẫn với các vị thuốc bổ. Nhà có người đẻ, cửa trước treo cành lá xanh hay cài hoa chuối rừng để làm dấu cấm cữ.
Khi đẻ sinh đôi, nếu là h1 trai 1 gái thì phải làm lễ hợp cần cho chúng, người ta cho rằng có làm như vậy thì mới nuôi được cả đôi. Trước đây còn có lệ tục là khi đứa bé mới lọt lòng mẹ mà không quay mặt về phía người mẹ thì bị cho là điềm xấu, phải cúng bái rất tốn kém mới dám nuôi, hoặc bỏ không nuôi. Sau khi sinh được 3-4 ngày, người ta phải làm lễ cúng tổ tiên và sau một tháng thì cúng mụ và đặt tên cho đứa bé. Lần thư nhất đặt tên cho đứa bé thường không chú ý đến chữ lót, thường đặt theo tên một vị thần hộ mệnh nào đó.
Từ sau cách mạng đến nay, trong việc sinh đẻ của người Dao đã có nhiều thay đổi: các tệ tục giảm dần, nạn không đẻ hoặc chết yểu đã được hạn chế đến mức tối đa, dân số Dao đã tăng lên rõ rệt. Có nhiều nhóm Dao, tỉ lệ sinh đẻ đã lên tới trên 4% dân số.
Đồng bào Dao cũng có quan niệm người chết là lìa khỏi cõi trần nhưng lại có một đời sống khác ở một thế giới khác, cuộc sống đó không khác gì cõi trần.
Quan niệm ấy được thể hiện rất rõ trong việc tang ma cho người chết. Gia đình nào có người chết, mọi ngươi trong nhà không được khóc ngay. Tang chủ phải đeo dao và buộc dây ngang thắt lưng đem hai gói muối, một chai rượu và vàng hương tới đặt trước cửa nhà thày tào lạy 3 lạy. Thày tào nhận lễ, đem cúng trước bàn thờ Tam thanh, sau đó tang chủ mới được vào nhà báo tang và mời tào đến “cầm đầu ma”. Tang chủ còn phải đến trước cửa từng nhà trong xóm để báo tang và xin hộ tang. Sau khi được báo, thày tào đến ngay nhà có người chết để làm lễ mai táng. Người chết mà đã được cấp sắc, khi tắt thở người ta bắn ba phát súng chỉ thiên để báo cho ngọc hoàng biết. Nếu là người đứng đầu làng, người ta còn phải chọc thủng nóc nhà và giương ô đặt ngay tại lỗ thủng ấy rồi mới bắn súng. Đồng bào rất e ngại giờ khâm liệm người chết trùng với giờ sinh của những người trong gia đình, vì tin rằng làm như vậy hồn người chết sẽ bắt người sống cùng đi. Nếu không nhớ giờ sinh của những người trong gia đình, khi làm lễ khâm liệm, mọi người phải lánh mặt. Người chết được nhập quan ngay tại nhà hay tại huyệt còn tùy thuộc vào tục lệ của từng nhóm Dao. Trước đây, có lẽ tất cả các nhóm Dao đều có tục hỏa táng, nay tục này chỉ còn thấy ở Dao áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao quần trắng. người chết được đặt nằm ở gian cạnh bếp, đầu quay về phía trước nhà. Người chết được nhập quan rồi mới đem thiêu. Thày tào tìm địa điểm hỏa táng rồi cho chất củi ở đó. Củi được xếp theo kiểu cũi lợn gồm có chín lớp. Áo quan đặt lên đống củi rồi thày tào báo cho mọi người ra về mới châm lửa thiêu. Sáng hôm sau, cả gia đình có người chết ra bới đóng tro tàn ấy nhặt lấy một ít xương vụn cho vào lọ đem đặt ở một địa điểm khác, nơi đặt lọ xương thường có mái che. Còn bao nhiêu xương và tro được chôn tại chỗ. Tuy nhiên, người ta cũng chỉ hỏa táng những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Ngoài tục địa táng, hỏa táng, người Dao tiền còn có tục táng lộ thiên- táng trên sàn cao. Người chết vào giờ xấu không được chôn ngay mà cho vào một cỗ áo quan đặc biệt ghép bằng trúc hay nứa nguyên cây theo kiểu xếp cũi lợn, đặt trên sàn cao khoảng 2m. 4 cột sàn được làm thật nhẵn để thú rừng không leo lên được. Sau 1 năm, thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn
Trong các đám tang của người Dao đều có lễ cúng đưa hồn người chết về quê hương cũ là đất Châu Dương.
https://viettourist.vn/ha-giang-thien-duong-tam-giac-mach-3n-p29.html
Người Dao cũng có quần áo tang, nhưng nay nhiều nhóm chỉ có khăn tang. Sau khi mãn tang, người ta mời thày tào về làm lễ đoạn tang và lập bát hương thờ vong người chết. bát hương này hỉ thờ 3 năm thì hủy.
Mộ của người Dao thường ở phí đầu có một hòn đá, phía chân ba hòn đá xếp thành cái cổng nhỏ. Dao thanh y hoặc Dao quần trắng còn có nhà mồ. Những nơi để mồ mả nhất thiết không ai được làm nhà ở đó.
Những tục lệ vừa lạc hậu, vừa phiền hà lại tốn kém đang được bỏ dần. Về cưới hỏi, lệ thách cưới bằng bạc trắng hãy còn nhưng đã có thể thay bằng tiền giấy, tịt, rượu, gạo đã giảm đáng kể. Nhiều nơi đã tổ chức lễ cưới theo nếp sống mới. Về sinh đẻ, không còn nạn có đẻ mà không có nuôi mà tỉ lệ sinh đẻ đã tăng rất nhanh. Về ma chay, hầu như đã không còn lệ quản người chết ở lâu trong nhà, cúng bái ít đi, ăn uống cũng giảm, song chưa phải là bỏ hẳn.
Tham khảo các chương trình du lịch hấp dẫn tại:https://viettourist.vn/