“Con đường Hạnh phúc” trên những dốc núi cao

13/11/2017 10:36 +07 - Lượt xem: 24069

Nếu ai từng lên Hà Giang ngắm Mã Pí Lèng không thể không đi qua con đường có cái tên gợi lên sự tò mò tìm hiểu “con đường Hạnh Phúc”.

Hình ảnh có liên quan

Đường Hạnh phúc– vì sao lại được đặt tên như vậy? Bởi con đường này gắn liền với bao công sức của thanh niên. Họ đã hi sinh sức trẻ, bỏ bao mồ hôi thậm chí là xương máu để hoàn thành tuyến đường này. Trên con đường này còn có sự hi sinh , đổ máu của bao nhiêu người. Ngày ấy, thanh niên nhiệt tình, họ sẵn sàng tham gia các hoạt động giúp ích cho đồng bào. Khi chiến dịch mở đường hạnh phúc được phát ra, hàng trăm thanh niên đã cùng nhau lên đường, xung phong đi mở đường.

Kết quả hình ảnh cho con đường hạnh phúc Hà Giang

Lúc bấy giờ, dụng cụ làm việc còn rất thô sơ, họ chỉ có trong tay những chiếc búa, xè beeng để làm việc. Người cậy đá, người đục, người khuân vác rất vất vả. Đất nước khó khăn, họ phải làm việc thủ công vất vả đã đành, mà đến ăn uống, ngủ nghỉ cũng thiếu thôn. Một ngày công của họ chỉ được cấp khoảng 1kg gạo, rồi chia ra một ít để mua rau và thức ăn, còn lại thì thổi cơm. Trợ cấp chỉ có vậy thôi, thiếu thốn nhưng mọi người vẫn vui vẻ vì dù có đói nhưng trong họ có niềm tin có tình yêu và sự đoàn kết. Không chỉ ăn, thậm chí là chỗ ngủ cũng “tệ” hơn nhiều vì những thanh niên đi mở đường phải dựng bạt ven núi để ngủ tạm qua đêm, không kể tới gió lạnh trên núi, côn trùng đốt mà thậm chí đêm đến có đá từ trên núi rơi xuống rất nguy hiểm nhưng họ vẫn sống vậy sau bao năm.

Kết quả hình ảnh cho con đường hạnh phúc Hà Giang

Ăn ở thiếu thốn nhưng mỗi ngày đoàn thanh niên vẫn làm việc hăng say. Thậm chí họ treo mình lên nóc nhà Mã Pí Lèng của vùng cao nguyên đá hơn 11 tháng để làm đường qua dốc, có người đục lỗ tròng khoan vào đá suốt 8 giờ đồng hồ được 4,7 m hay treo mình trên những vách đá cao vừa đục khoét đá khoan phá đá để mở từng centimet đường, hoàn thành 10km đường qua dốc Mèo Vạc. Nhiều người đã không khỏi xúc động khi kể lại những ngày tháng tham gia mở đường Hạnh Phúc, nó giống như một chiến tích lịch sử mà họ đã bỏ công sức ra giúp người dân. Chính sự hi sinh góp sức của họ mà giờ đây vùng cao nguyên đá đã ngày càng phát triển hơn. Nhờ con đường hạnh phúc mà người dân đi lại dễ dàng để giao thương với nhau, với các vùng khác, đem lại nhiều Hạnh phúc cho mọi người.

 




Bài xem nhiều