Tiếp tục khám phá những di tích quan trọng, có giá trị lịch sử và kiến trúc trong quần thể di tích cố đô Huế nổi tiếng của Việt Nam các bạn nhé.
1. Cửu Đỉnh
Chín cái đỉnh bằng đồng, mỗi đỉnh lại mang một tên gọi khác nhau: Cao, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dụ, Huyền. Lớn nhất là Cao Đỉnh nặng 4.307 cân (2.601 kg), cao 2,5m. Huyền Đỉnh là đỉnh bé nhất cao 2,31m, nặng 3.201 cân (1.935 kg). Chín đỉnh này đã được đúc trong ba năm từ 1835 -1837 và phải sử dụng trên hai mươi tấn đồng. Đây là những thành tựu suất sắc về kỹ thuật và nghệ thuật đúc đồng của thợ đúc đồng Việt Nam ở thế ky XIX.
Mỗi đỉnh ở đây tượng trưng cho một vị vua và cả hàng đỉnh tượng trưng cho sự bền vững cuả triều đại nhà Nguyễn, Trên thân mỗi đỉnh có 17 họa tiết (tổng số 153 họa tiết), chữ đúc nổi rất thanh thoát, sắc nét theo mô típ cổ điển về các chủ đề phong cảnh, sản vật, chim muông, hoa lá và cảnh mô tả sinh hoạt của người Việt Nam.
Nhiều người đã coi Cửu Đỉnh như một bộ bách khoa toàn thư tóm tắt về đất nước và con người Việt Nam.
2, Hiển Lâm Các
Hiển Lâm Các nằm chung với khu vực Thế Miếu, xây dựng từ năm 1821 – 1822. Công trình duy nhất có ba tầng và cũng là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Hiển Lâm Các có khung dựng bằng gỗ, nó thoát ly tính đơn điệu về chiều ngang của các cung điện. Hiển Lâm Các có công năng như đài kỷ niệm, ghi công tích những công thần của triều Nguyễn. Nếu các vua Nguyễn được thờ trong Thế Miếu, thì các công thần bậc nhất của triều Nguyễn được thờ hai bên Tả Tùng tự và Hữu Tùng Tự trong Hiển Lâm Các.
Hiển Lâm Các.
3. Cung Thất
Cung Thất là nơi ở của vua và Hoàng tộc. Khu vực này là một bộ phận quan trọng của kinh thành Huế bao gồm các cung: Càn Thành – nơi ở của vua, cung Khôn Thái – nơi ở của hoàng hậu, cung Diên Thọ – dành cho mẹ vua, cung Trưởng Sinh dành cho bà nội vua… đáng tiếc, khu vực quan trọng này cho đến nay đã bị phá hủy gần hết, hiện tại chỉ còn cung Diên Thọ và cung Trường Sinh là khá nguyên dạng.
Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804. Kiến trúc nổi bật của cung Diên Thọ là hệ thống hành lang có mái che nối liền với nơi vua ở, để nhà vua có thể đi thăm mẹ của mình.
4. Kỳ Đài
Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807). Đến thới Minh Mạng, Kỳ Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.
Đài cờ được xây dựng bằng gạch gồm 3 tầng, như ba tháp cụt xếp chồng lên nhau, với tổng chiều cao là 17,5m. Trên mặt đài, trước đây có hai điếm canh và 4 pháo xưởng để bố trí 4 khẩu đại bác.
Kỳ Đài tại kinh thành Huế.
Cột cờ xưa được làm bằng gỗ, gồm 2 tầng, cao gần 30m. Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cột cờ được xây bằng một cây cột gỗ dài hơn 32m. Đến năm Thành Thai thứ 16 (1904), cột cờ này bị một cơn bão lớn quật gãy, nên sau phải đổi làm ống ngang. Năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Năm 1948, cột cờ bằng bê tông cốt sắt với tổng chiều cao 37m như hiện nay mới được xây dựng.
5. Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ được xây dựng vào tháng 4 năm 1804 để làm nưi sinh sống của thân mẫu vua Gia Long. Khuôn viên cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500 mét vuông với các công trình còn tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh,… Các công trình này được kết nối với nhau bằng một hệ thống hành lang có mái che.