Trải nghiệm nét độc đáo ở các phiên chợ vùng cao tỉnh Lào Cai

30/03/2017 02:18 +07 - Lượt xem: 26681
Lào Cai là một tỉnh miền cao biên giới, nơi sinh sóng của 27 đồng bào dân tộc thiểu số. Các dân tộc nơi đây có đời sống văn hóa vô cùng độc đáo, đa dạng. Đặc biệt, các phiên chợ vùng cao nơi đây luôn là điểm khởi gợi sự tò mò và thích thú của du khách.
1. Chợ Sapa
Phiên chợ chính Sapa họp vào chủ nhật hằng tuần. Cũng như chợ nhiều nơi khác, chợ ở đây có trao đổi mua bán các loại hàng hóa, sản phẩm địa phương. Nhưng sự độc đáo ở chợ Sapa cũng là nơi nam nữ giao duyên, một hình thức sinh hoạt văn hóa riêng có ở Sapa và một số địa phương vùng núi phía Bắc. Nhiều người đến chợ từ chiều hôm thứ bảy để tìm bạn, gặp bạn.
Cuộc vui chung cũng là cơ duyên để nhiều cặp nam nữ đưa nhau đến nơi khuất vắng trò chuyện tâm tình, có cặp đôi ngồi bên nhau thâu đêm. Gặp người tri kỉ, họ trao nhau vật làm tin khi chia tay, hẹn phiên chợ sau sẽ gặp lại.

2. Chợ phiên Bắc Hà
Chợ phiên họp vào sáng chủ nhật hàng tuần, thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới. Chợ Bắc Hà là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa và còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của cộng đồng cư dân nơi đây, một hình thức văn hóa đặc trưng của người H’mông, Dao và cộng đồng địa phương. Nhưng con ngựa sẽ thay ngừoi cõng hàng trên lưng, cùng chủ nhân đi đến chợ. Độc đáo và ấn tượng ở phiên chợ Bắc Hà là món thắng cố – một món ăn ưa thích của người H’mông và nhân dân trong vùng.
Chợ Bắc Hà cũng là nơi mua bán, trao đổi các chú ngựa của người dân trong vùng.
3. Chợ Mường Hum
Chợ nằm ở huyện Bát Xát, cách Sapa hơn 50km về phía Tây Bắc. Chợ họp một tuần một lần vào chủ nhật, là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của 8 xã trong vùng.
Chợ Mường Hum là một phiên chợ rất đông đúc, hội tụ nhiều sắc màu trang phục của nhiều dân tộc: Dao Đỏ, H’mông, Hà Nhì, Hán, Gíay,… Hàng hóa ở chợ rất phong phú, nhiều nhất là nhóm sản vật địa phương như hàng thổ cẩm, nông sản, quán xá luôn bận rộn phục vụ khách. Chợ đông vui tấp nập từ mờ sáng đến tận 2-3 giờ chiều.
Khi chia tay phiên chợ, du khách sẽ không khỏi bâng khuâng, lưu luyến và mong chờ có một dịp khác được tái ngộ.
Tham khảo:
 




Bài xem nhiều