THÔNG TIN GIỚI THIỆU TUYẾN XUYÊN VIỆT - P3: Từ Quảng Trị đến Quảng Nam

30/03/2017 02:17 +07 - Lượt xem: 37728

Những địa danh cần giới thiệu cho khách du lịch biết trên tuyến du lịch xuyên Việt 

8.     Tỉnh Quảng Trị:

Kết quả hình ảnh cho Quảng Trị bản đồ du lịch

·       Km 543 (715): Quán Bụt, từ đây bắt đầu sang địa giới của tỉnh Quảng Trị cũ. Đây được coi là một vùng đất khô cằn

·       Km 548 (720): Hạ Kỳ

Về phía tây khoảng 4 km có đường đi về ga Sa Lung, đi tiếp 11 km tới Bến Quang sẽ gặp đường 15

·       Km 554 (729): Hồ Xá, huyện lỵ huyện Vĩnh Linh (trước kia gọi là Bến Hải). Đây được coi là nơi đánh phá ác liệt nhất chưa từng có trong lịch sử của đế quốc Mỹ. Lúc đó có khoảng 600 tấn bom/km2, 800 quả đạn pháo/km2. Mỗi người dân tính cả trẻ em phải chịu 7 tấn bom và 10 quả đại bác. Nhân dân luôn phải sống trong hầm; đi lại trong địa đạo, có bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà văn hóa đều có trong hầm.

Trong khoảng 3 năm (1965- 1968), huyện Vĩnh Linh đã đào được tổng cộng 2098 km đường hào, 91840 căn hầm.

·       Km 559 (735): Cầu Hiền Lương với chiều dài 120m bắc qua sông Bến Hải. 20 năm đất nước bị chia cắt, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải đầy ắp những căm thù

Kết quả hình ảnh cho Cầu Hiền Lương

Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải

Phía đông của cầu, đi khoảng 9 km là cửa Tùng. Phía bắc của Cửa Tùng chính là làng Vĩnh Mốc. Trong kháng chiến, cả làng đều sống trong lòng quả đồi để có thể trụ lại, làm nơi tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển khoảng 30km, đây là tiền tiêu của miền Bắc trong suốt những năm chống Mỹ. Đảo đã được phong anh hùng.

·       Km 564 (736): Chợ Võ Xá ở bờ nam của cầu Hiền Lương

·       Km 569 (741): Lang Định (đây là nơi đường ô tô gặp đường sắt)

·       Km 570 (742): Lạc Tân, ở đây có các khu rừng nhỏ còn lưu lại di tích của một vài tháp Chăm

·       Km 571 (743): huyện lỵ huyện Gio Linh (còn có tên gọi khác là Địa Linh). Ở đây vẫn còn vết tích của thành Chăm pa và đền Shiva. Rẽ phải sẽ đến được Cồn Tiên- một cứ điểm của Mỹ trong chiến thuật chia cắt lâu dài.

Từ thời kì chống Pháp, nhân dân Gio Linh đã rất anh dũng, kiên cường. Đã có bài hát “bà mẹ Gio Linh” trong thời kì 9 năm mà ai cũng thuộc. Bài hát chứa đựng tình yêu quê hương, nỗi buồn và nỗi căm giận của bà mẹ có người con đã bị Pháp chặt đầu.

Về hàng rào Macnamara:

Hàng rào này do chính Macnamara là tác giả. Hàng rào có 2 hệ thống để chống bộ binh và chống xe cộ. Hàng rào dài 100km từ đông sang tây, ngang 40km từ khu quân sự đến Quảng Trị. Phía trên rải các loại mìn, cây nhiệt đới,… Mỗi năm dùng tới 20 triệu quả mìn, 25 triệu quả bom, chi phí 800 triệu đô la/ năm

Các cứ điểm kiên cố là: Làng Vây, Dốc Miếu, Tân Lâm- Cam Lộ, Khe Sang- Tà Cơn- Hương Hóa- Cửa Việt,….

·       Km 581 (753): Thành phố Đông Hà – cầu Đông Hà bắc qua sông Cam Lộ. Sông Cam Lộ là dòng sông chảy ra biển ở Cửa Việt. Thành phố nằm ở ngã ba đường số 1A và đường 9 sang nam Lào (qua Lao Bảo – một nơi mà thực dân Pháp đã dùng để giam cầm các đồng chí cách mạng của ta).

Năm 1972, Đông Hà đã là nơi đóng trụ sở của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Uỷ Ban cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam đã có 2 đại sứ quán. Sứ quán của nước Cu Ba có đầu tiên và đồng chí Phi Đen Castro đã bí mật đến thăm Đông Hà

Từ Đông Hà rẽ phải khoảng 12km sẽ đến với nghĩa trang Trường Sơn (thuộc xã Trung Sơn của huyện Gio Linh, nơi bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh). Nghĩa trang được xây trên một quả đồi rộng 12 ha. Đài tưởng niệm cao 10m. Trong khu nghĩa trang hiện nay đã có trên 2 vạn ngôi mộ, các ngôi mộ được đặt theo từng tỉnh. Hằng năm lấy ngày 25-5 làm ngày tưởng niệm các chiến sẽ đã hy sinh trên Trường Sơn.

Kết quả hình ảnh cho Nghĩa trang Trường Sơn

Nghĩa trang Trường Sơn

Những tư liệu về đường mòn Hồ Chí Minh:

        Ngày ra lệnh vận tải chiến lược 19-5-1959 (vì vậy mà binh đoàn vận tải và mở đường Hồ Chí Minh được đặt tên là Binh đoàn 559)

        Có 5 hệ thống trụ đường dọc

        Có 21 trục ngang

        Có tổng cộng trên 16000 km, trong đó 3140 km nằm trong rừng núi sâu hiểm trở

        5920 ngày mở đường và bảo vệ đường

        Quân địch đã ném 2,5 tr tấn bom, đạn, bom hóa học, bom cháy

        80 vạn phi vụ

        3 vạn lần pháo đài bay B52

        1300 cuộc hành quân

        Ta đã bắn rơi 2455 máy bay, diệt 18470 tên, phá 12600 bom từ trường, 85000 bom bươm bướm

        Đã có 70 đơn vị cùng 37 bộ đội và thanh niên xung phong được phong anh hùng

·       Km 598 (770): Thị xã Quảng Trị – cầu vào thị xã bắc qua sông Thạch Hãn. Mùa hè năm 1972, quân ta đánh giữ thị xã này, diệt một lữ đoàn dù của Ngụy , sau đó 81 ngày đêm, những chiến sĩ của ta đã giữ thành cổ Quảng Trị để các cánh quân khác giải phóng các vùng bắc Huế. Sau đó, sông Thạch Hãn trở thành nơi trao đổi tù binh giữa 2 chính phủ Cộng hòa lâm thời miền nam Việt Nam và Thiệu. Thành cổ Quảng Trị hiện nay được xếp vào di tích quốc gia đặc biệt và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan Việt Nam và khách quốc tế. 

Kết quả hình ảnh cho thành cổ Quảng Trị

Phía bắc của thị xã chính là huyện lỵ huyện Triệu Phong (trước là hai huyện Triệu Hải và Hải Lăng). Triệu Phong là quê hương của đồng chí Lê Duẩn, nay gọi là Triệu Hải. Cũng ở phía bắc thị xã cách 18km là Cửa Việt, căn cứ hải quân của Mỹ Thiệu.

– Km 608 (780): Bên phải đường là Tòa Thánh La Vang: Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà công giáo, giáo dân Việt Nam đề cập đến sự kiện Đức Mẹ Maria hiện lên trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường từ năm 1961. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam hiện nay công nhận.

Kết quả hình ảnh cho Thánh địa La Vang


9.     Tỉnh Thừa Thiên – Huế:

Kết quả hình ảnh cho Huế bản đồ

·       Km 618 (790): Mỹ Chánh – sang địa phận của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Phía bên phải có đường 68 về xã Tri Phong quê hương của Nguyễn Tri Phương – người đã giữ thành Hà Nội trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đã hy sinh năm 1873 cùng với thành Hà Nội.

·       Km 626 (798): Cầu Phò Trạch bắc qua sông Ô Lâu, huyện lỵ huyện Phong Điền.

·       Km 638 (810): Ngã tư Phú Lễ, phía đông có đường đi Thuận An, phía tây là đường đi Cổ Sĩ và Hiền Bi. Tại nơi ấy, vào tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp đã thả dù quân xuống để mưu dành lại chính quyền của ta ở Huế, nhưng kế hoạch thất bại và bị ta tóm gọn.

·       Km 646 (818): Văn Xá, huyện lị huyện Hương Điền (trước là hai huyện Hương Trà và Quảng Điền)

Hình ảnh có liên quan

·       Thành phố Huế: Thành phố Huế nằm trên hai bờ sông Hương. Sông Hương chảy ra cửa biển Thuận An. Sông Hương có 10 cầu bắc ngang, những cây cầu lớn là cầu Phú Xuân (mới), cầu Tràng Tiền (cầu xây từ thời Pháp), cầu Bạch Mã (cây cầu cho xe lửa đi qua)

Bờ bắc của sông chính là kinh thành, bờ nam là khu hành chính, dân cư và các lăng tẩm, đền đài.

Huế có thể là do tiếng Hóa (trên Thuận Hóa) mà ra. Chúa Nguyễn khi được vào trấn thủ phía nam với ý định “ vạn đại dung thân” đã chọn Huế làm nơi đóng đô của mình ( trước đó đã đặt ở Ái Tử). Đến đời chúa Nguyễn Phúc Trăn mới đặt ở Huế ngày nay.

Kinh thành gồm 3 vòng thành nằm trên địa phận của 8 làng, nhưng chủ yếu là làng  Phú Xuân nên Huế còn được gọi là Phú Xuân.

Nhân dân Huế với lối sống kinh thành có văn hóa nên rất lịch sự, lễ phép,  tình cảm, khéo tay, cần cù và chịu học hỏi.

Kết quả hình ảnh cho THành phố HUế

Các di tích lớn hu hút khách tham quan là Thành Nội, các lăng của vua Nguyễn, di tích về Bác Hồ ở làng Dương Nỗ, di tích về cụ Phan Bội Châu và đặc biệt là chùa chiền có rất nhiều, song đáng chú ý nhất vẫn là chùa Thiên Mụ và chùa Diệu Đế,…

( có thể nói thêm cho du khách biết về các chiều vua Nguyễn, về nền văn hóa Huế cũng như các đặc sản ở Huế)

        Cầu Phú Xuân làm xong năm 1975, chính quyền Thiệu chưa kịp đặt tên thì người ta giải phóng Huế và ta đặt tên là Cầu Phú Xuân

        Cầu sắt Tràng Tiền làm từ năm 1897, 6 nhịp, chiều ngang là 6.2m, dài 400m.

        Qua cầu Phú Xuân rẽ trái là đường ra cửa biển và bãi tắm Thuận An. Đi qua đập đá ta sẽ tới với thôn Vĩ Dạ  – đây chính là quê hương của nhà thơ trẻ Hàn Mặc Tử. 

·       Km 665 (837): Gia Lê

·      Km 667 (839): Thần Phù, lỵ sở huyện Hương Thủy (cũ), nay là Hương Phú. Hương Phú là quê hương của danh nhân Nguyễn Cư Trinh – là nhà văn, nhà thơ hay ở cuối thế kỷ XIX.

·       Km 672 ( 844): Sân bay Phú Bài – căn cứ của Mỹ Ngụy bảo vệ Huế. Ngày nay là sân bay dân dụng phục vụ các chuyến bay đến Huế. Ở phía đông giáp với biển là phá Tam Giang – Nổi tiếng với lời hò:

“Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

·      Km 681 (853): Lộc An (tên nôm là Nong). Tại đây có đường rẽ phải đi lên thượng đạo (là vùng cao của Thừa Thiên – Huế).

·       Km 684 (856): Truồi. Tại đây, vào thời kỳ đánh Pháp, ta đã đánh một trận thắng lớn

·       Km 693 (865): Đá Bạc

·       Km 698 (870): Cầu Hai, lỵ sở huyện Phú Lộc cũ. Từ Truồi đến cầu Hai là đi ngay bên cạnh đầm Cầu Hai rất rộng (gọi là phá Hà Trung) dài 15km, rộng 8 km, thông ra biển bằng cửa Tư Hiền. Cửa biển này và năm 1975, tàn quân Quân đoàn I của Thiệu đã bị đánh tan nát hết không kịp lên tàu.

Cầu Hai là lị sở cũ của huyện Phú Lộc, có đường rẽ phải 18km lên núi Bạch Mã – là một nơi nghỉ mát tốt, giống như Sa Pa và Đà Lạt. Người Pháp đã xây ở đây vài chục ngôi biệt thự nhưng đã bị phá hủy trong thời kỳ 1946 để tiêu thổ kháng chiến, hiện nay chỉ còn nền móng. Vườn quốc gia Bạch Mã có rừng rộng 45000 ha.

·       Km 701 (873): huyện lỵ mới của huyện Phú Lộc

·       Km 710 (882): Thừa Lưu, lên đèo Phú Gia.

Qua đèo, phía bên phải là 2 đầm Lập An và An Cư rộng khoảng 25km2, bên trái có núi  Chân Mây đâm ngang ra biển nên che chắn kín cho vùng Chân Mây và Cửa Kiêng.

Kết quả hình ảnh cho Biển lăng cô

Bãi biển Lăng Cô

·       Km 726 (898): An Cư, tên nôm là Lăng Cô – Vịnh Lăng Cô hiện nay được tạp chí Forses bình chọn là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Ở đây, có bãi biển đẹp với nhiêu khu nghỉ dưỡng (resort) hiện đại, hải sản nhiều và sò huyết là đặc sản. Qua cầu Lăng Cô là chân đèo Hải Vân. Đèo lên 10km, xuống 10km, cao 469m. Ngọn núi cao nhất là 1172m. Các vua triều Nguyễn đã làm 3 con đường để qua đèo, các bậc ghép đá. Đỉnh đèo là cổng ải có 3 chữ Hải Vân Quan (ở phía bắc) và Thiên hạ đệ nhất hùng quan ở cửa nam (cảnh hùng vĩ nhất trong trời đất), đến nay đã không còn nữa. Đường sắt phải đi qua 6 hầm ngầm, có Hầm Sen dài nhất là 600m. Đến đỉnh đèo là sang địa giới của  Thành phố Đà Nẵng. Chân đèo phía nam là kho xăng Liên Chiểu với quân giải phóng tập kích đốt phá nhiều lần.

10.     Đà Nẵng:

Kết quả hình ảnh cho bản đồ đà nẵng

·       Km 758 (930): ngã ba Hòa Mĩ, rẽ trái 5km sẽ đi vào trung tâm của thành phố Đà Nẵng. Tại đây cũng có đường đi ra quốc lộ 1A, đi thẳng quốc lộ 1A là vào phía nam. Đà Nẵng rộng hơn 1000km2, dân số hơn 1 triệu người. Tại đây có bán đảo Sơn Trà chắn gió. Đà Nẵng còn có tên là Touran (thời Pháp).

Năm 1858, người Pháp đánh Việt Nam ở Đà Nẵng. Đến năm 1965, người Mỹ đổ quân vào Việt Nam cũng đầu tiên ở Đà Nẵng.

Đà Nẵng là thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. 

Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộđường sắtđường biển và đường hàng không. 

Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người.  Trong ba năm liền từ 2008 – 2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. Tuy nhiên năm 2012, PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2014 và 2015, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, năm thứ ba liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng và lần thứ sáu thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số này được công bố 10 năm trước kể từ năm 2006. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “thành phố đáng sống” của Việt Nam.

Kết quả hình ảnh cho Đà Nẵng

Ngoài có nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển Mỹ Khê (được tạp chí Forces bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh), biển T18, biển Phạm Văn Đồng…Trong thành phố còn có bảo tàng Chăm, tại đây có nhiều tượng đá đẹp. Thành phố còn là quê hương của Ông Ích Khiêm, người đã lãnh đạo trong cuộc kháng chiến chống Pháp và bị Pháp giết. Ngoài ra, còn có tượng đài mẹ Nhu (mẹ dũng sĩ – người đã đào hầm chứa quân ta vào đánh Đà Nẵng sau đó bị giặc bắt, mẹ đã không khai báo nên bị giết)

Đà Nẵng là quê hương của nhiều danh nhân, danh sĩ và nhiều chí sĩ cách mạng như Ông Ích Khiêm, Phan Chu Trinh, Thái Phiên, Lê Độ, Trần Thị Lý….

 ·      Km 767 (939): nhìn ra biển Đông có 5 quả núi đá vôi, đấy là Ngũ Hành Sơn (kim – mộc  – thủy – hỏa- thổ), còn được gọi là núi Non Nước. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng, có chùa Tam Thai và động Huyền Không. Non Nước là một vùng rất kiên cường, đã chiến đấu chống cả Pháp và Mỹ

11. Quảng Nam:

Kết quả hình ảnh cho Quảng Nam

Quảng Nam, hay gọi âm địa phương là “Quảng Nôm”, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung BộViệt Nam. Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Với diện tích 10,440 km2 và dân số trên 1.4 triệu người (2014), Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mật độ dân số trung bình là 140 người/km2 (đứng thứ 45/63) so với 271 người/km2 của cả nước

·       Km 779 (951): huyện lỵ huyện Điện Bàn, trước đây là thành cổ Quảng Nam. Điện Bàn là quê hương của Trần Qúy Cáp, Hoàng Diệu, Nguyễn Văn Trỗi.

Kết quả hình ảnh cho Hội An

Phố cổ Hội An

Phía đông 10km có đường ra phố cổ Hội An, nay được đặt là Thành phố. Hội An nằm trên bờ sông Thu Bồn, xưa có các tên gọi Hải Phố (phố bên bờ biển), Faifoo (phiên âm tiếng Pháp).

Vào thế kỷ 17, các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha,…đã đưa thuyền đến đây để buôn bán. Năm 1567, tại đây đã có 1 phố dành cho người Trung Quốc, gọi là Phố Khách. Tại đó đã diễn ra các hội chợ, hội kéo dài 5 tháng. Trong chợ có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa của các nước và khắp các nơi mang sản vật của ta đem bán cho các tàu nước ngoài.

Hội An còn có các di tích cổ đẹp như Phố Cổ, Nhà Cầu, đền thờ Quan Công và một số chùa có kiểu kiến trúc cổ, đẹp.

Từ cửa biển Hội An (cửa Đại) ra biển 12 km là Cù Lao Chàm – tên gọi tác phẩm Cù Lao Chàm của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nhân dân trên đảo ngoài nghề nông, đánh cá, còn biết đi lấy tổ yến (yến sào) – một đặc sản quý giá của Quảng Nam Đà Nẵng.

·       Km 796 (968): rẽ phải 4 km là huyện lỵ huyện Duy Xuyên đi 7 km nữa là Trà Kiệu, đây là kinh đô đầu tiên của nước Chăm Pa cũ từ thế kỷ thứ 2. Hiện nay, còn lại di tích thành cổ có chu vi 3 km.

Đi tiếp 21 km nữa rồi rẽ trái là thánh địa Mỹ Sơn, di tích đền đài của dân tộc Chàm từ thế kỷ thứ IV thờ thần Shivar, hiện nay vẫn còn tấm đá khắc chữ cổ.

Kết quả hình ảnh cho Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn

·       Km 803 (975): Ngã tư, huyện lỵ huyện Thăng Bình.

·       Km 823 (995): dấu vết 3 tháp Chăm thế kỷ 12, có tượng voi to ở đây.

·       Khoảng km 828 (1000) : Thành phố Tam Kỳ, trước là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam (thời Pháp thuộc). Phía tây có đường đi mỏ vàng Bồng Miêu với trữ lượng khá nhiều. Người Chăm khai thác vàng để làm các đền đài cung điện. Đi nữa sẽ đến huyện Trà My, huyện có đặc sản quế rất dày và thơm ngon.

Cầu Tam Kỳ bắc qua sông Tam Kỳ

·       Km 842 (1014): tháp Chàm cổ, gần ga Khương Mỹ

·       Km 852 (1024): An Tân, là huyện lỵ huyện Núi Thành. Núi Thành có đài kỷ niệm trận đánh lớn Núi Thành (phía bên phải đường 1A). Nơi đây đã diễn ra trận tập kích tiêu diệt đồn Mỹ đầu tiên khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ (Mỹ vào Việt Nam ngày 8/3/1965 tại Đà Nẵng thì ngày 27/5/1965 ta đánh đồn Mỹ tại Núi Thành, diệt 140 tên). Từ chiến công này, Trung ương kết luận “ta có thể đánh được Mỹ và thắng Mỹ”. Bên trái chính là sân bay Chu Lai và căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

·       Km 859 (1031): hết địa giới tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, sang địa phận tỉnh Quảng Ngãi.


Cần thêm thông tin tư vấn về tuyến điểm, dịch vụ, giá cả… hãy liên hệ với Viettourist chúng tôi!


Xem thêm:

 




Bài xem nhiều