Say men rượu mạch trên vùng cao nguyên đá

10/11/2017 14:22 +07 - Lượt xem: 22650

Đến Hà Giang vào những ngày tháng 10,11 là đúng dịp hoa tam giác mạch nở rộ. Các cánh đồng hoa rực rỡ mọc xen tự nhiên trên những hõm núi đá hoặc được người dân trồng tại các thung lũng. Đâu đâu cũng thấy hoa.

Hình ảnh có liên quan

 

Đừng tưởng tam giác mạch chỉ là loại hoa được trồng nhiều để khai thác du lịch, khai thác vẻ bề ngoài rực rỡ cho du khách tha hồ ngắm và chụp ảnh. Thực tế, tam giác mạch được người dân nơi đây coi như một món quà quý giá của Đất Trời ban tặng. Họ tận dụng được rất nhiều công dụng từ cây. Thân của cây khi còn non có thể hái về luộc để ăn như một loại rau rừng bình thường. Nó có vị hơi ngai ngái. Đối với hạt tam giác mạch, người dân ở đây thường lấy hạt phơi khô, sau đó xay nhỏ thành bột. Bột này dùng để làm bánh tam giác mạch vẫn thường bán ở các chợ phiên. Bánh tam giác mạch hương vị khá lạ. Bánh dẻo như bánh nếp nhưng thơm vị mạch và ngọt đậm đà. Ngoài ra có một món chế từ quả tam giác mạch mà không một nơi nào có được, đó là rượu tam giác mạch.

Hình ảnh có liên quan

Hạt tam giác mạch đã được phơi khô để chuẩn bị ủ rượu

Rượu tam giác mạch ngon không phải ai cũng nấu được, cứ nấu lên là có. Phải thật khéo tay và có bí quyết gia truyền trong công thức ngâm trộn thì rượu tam giác mạch mới đặc trưng mà không giống bất cứ loại rượu nào. Cũng là một cách ngâm trộn, cũng là một cách ủ men nhưng men có đạt chuẩn hay không lại do tay người ủ. Đặc biệt, “thứ ma men này chỉ nồng đượm dưới tay ủ của cánh đàn ông thôi. Đàn bà con gái mà động vào là hỏng hết”.

Kết quả hình ảnh cho Rượu tam giác mạch Hà Giang

Bếp nầu rượu tam giác mạch

Chỉ biết rằng, thông thường, người ta pha chế theo công thứ 1 – 2. Nghĩa là, họ trộn một phần mạch với hai phần ngô. Mạch phơi khô được nấu lên như rượu gạo bình thường. Sau khi nấu, ủ men là công đoạn quan trọng nhất. Men phải được ủ đúng độ mới tạo nên hương vị nồng nồng đặc trưng của rượu mạch. Rượu mạch khi thành phẩm không cay như rượu gạo, cũng không ngọt như rượu cần của vùng Tây Bắc. Nó là sự dung hòa giữa cái cay và nồng ấy. Điều đặc biệt, khi uống rượu mạch, người ta không thể không say. Tuy nhiên, say rồi tỉnh lại, người ta không sợ mà chỉ mong được say thêm lần nữa…

 




Bài xem nhiều