Những nét độc đáo trong ẩm thực Miền Tây

31/05/2018 10:48 +07 - Lượt xem: 20820

Đi khắp dải đất chữ S thân yêu của Việt Nam, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn cho điểm dừng chân của mình. Hà Nội – trái tim của thủ đô với những công trình mang dấu ấn lịch sử, những con đường gắn liền với những món ăn mà chỉ đến đây ta mới có thể thưởng thức hết được vị ngon của nó, và hơn hết là những con người nơi đây, nhã nhặn, thanh lịch đúng với câu:

“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

    Dọc theo quốc lộ, ta đi xuôi tận cùng của Tổ Quốc, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh sông nước miền Tây rộng lớn, bạt ngàn các miệt vườn hoa trái, du khách còn cảm nhận được tình người nơi đây, hiếu khách,thật thà, đặc biệt hơn là sự độc đáo của đặc sản nơi đây.

*Đuông dừa – Đặc sản múp míp, béo ngậy 

Đuông dừa là loại đặc sản nổi tiếng trong bản đồ ẩm thực miền Tây Nam Bộ, bất cứ ai đến xứ dừa Bến Tre đều muốn một lần thưởng thức loại đặc sản này.

Người miền Tây đã chế biến đuông dừa thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông ngâm nước mắm hay chiên bơ…

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân miền Tây thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Ở miền Tây, đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn.

Kết quả hình ảnh cho đuông dừa

Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích nhất là món đuông dừa sống ăn kèm nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào bát rượu trắng để chúng bị ngộp mà thải ra các chất bẩn. Sau đó đuông được rửa sạch rồi cho vào chén nước mắm ớt cay, những con đuông béo tròn cứ ngọ nguậy thật hấp dẫn. Gắp một con cho vào miệng cắn phập một cái để cảm nhận vị béo bùi không khác gì lòng đỏ trứng gà của đuông đang tan dần trong miệng rất ngon.

Bên cạnh đó, đuông dừa còn được chế biến khá nhiều món như: đuông dừa chiên bơ thơm nức, béo ngậy khi ăn rồi vẫn còn thèm. Món đuông dừa nướng ăn kèm với các loại rau sống xà lách, càng cua, húng quế… Khi ăn, chỉ cần cuốn đuông đã nướng với các loại rau, chấm vào chén mắm me chua rồi thưởng thức. Vị chua của me, hương thơm nồng của các loại rau hòa với vị béo bùi đặc trưng của đuông khiến người ăn thích mê khi thưởng thức

Nhưng độc đáo nhất phải kể đến món đuông dừa hấp xôi, khi nấu xôi vừa cạn nước, người ta cuốn đuông vào những chiếc lá chuối nhỏ, đặt lên bề mặt xôi. Khi xôi vừa chín thì đuông cũng chín. Xôi và đuông được ăn kèm với nhau vừa dẻo vừa mềm, vừa béo vừa bùi không chỉ ngon mà còn rất lạ miệng.

Ngoài đuông dừa khá phổ biến, người miền Tây còn có hai loại đuông khác khá hiếm là đuông đủng đỉnh (sống trên cây đủng đỉnh) và đuông chà là (sống trên cây chà là). Theo kinh nghiệm của người dân xứ này, đuông đủng đỉnh ngon nhất là nấu cháo, riêng đuông chà là, chỉ có khi nướng thì người ăn mới cảm nhận trọn vẹn hết hương vị thơm ngon của món ăn mang lại.

*Lẩu mắm miền Tây

Kết quả hình ảnh cho lẩu mắm

Lẩu mắm miền Tây Nam Bộ món ngon đặc sản dân dã ngon mà trọn vị, ai đã dùng qua một lần thì rất dễ ghiền, cái hương vị thanh mặn đậm đà của mắm và ngọt bùi của rau quả, làm cho bạn không kém phần xuýt xoa khi ăn.

   Mắm miền Tây thật sự là một loại đặc sản tạo ra một ấn tượng khó quên trong lòng thực khách khi họ lần đầu tiên thưởng thức. Hương vị đậm đà cùng một mùi hương khó quên tạo ra một bản sắc không thể nào lầm lẫn. Những con cá lóc, những con cá linh hay những con tép…hòa quyện với nhau trong vị sánh và hương nồng tạo ra một cảm giác thèm ăn cho bất cứ ai trông thấy và ngửi thấy nó. Dưới đây, là một số loại mắm tiêu biểu nhất và bí quyết để có được một loại ngon.

  • Mắm cá lóc

Kết quả hình ảnh cho mắm cá lóc

Mắm cá lóc ngon thì phải trải qua một quá trình công phu của việc chế biến. Cá lóc ngâm với nước muối khoảng một giờ sau đó vớt ra. Sau khi khô cho vào hũ, cứ một lớp cá là một lớp muối đan xen. Nén chặt cá lại bằng vật nặng rồi ủ trong 2 tháng. Sau 2 tháng thì lấy cá ra cho ráo nước trộn với thính rồi lại ủ với nước muối thêm 1 tháng rưỡi nữa. Như vậy, mới có được một mắm cá lóc ngon.

  • Mắm cá linh

Kết quả hình ảnh cho mắm cá linh

Cá linh được làm sạch cho vào hũ rồi ướp muối, ba ngày sau dùng vỉ tre gài chặt xuống. Sau đó một tháng vớt ra trộn với thính rồi lại ngâm vào hũ gài chặt lại. Một tháng sau tiếp tục lấy ra và trộn với đường rồi ủ thêm 1 tháng nữa là dùng được. Như vậy trải qua đủ hơn 3 tháng thì mới có một hũ mắm cá linh đặc sắc.

  • Mắm tép

Kết quả hình ảnh cho mắm cá tép

Đặc sản mắm miền Tây cũng không thể không nhắc tới loại mắm đặc biệt này. Tép rong tươi được làm sạch sau đó được ướp với muối hột và rượu khoảng 1 ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh. Xắt tỏi, ớt, gừng rồi băm nhuyễn trộn đều rồi cho vào hũ. Sau đó nấu nước mắm với đường cát để nguội và đổ ngập xâm xấp bằng với mức tép rồi cho ra phơi nắng 10 – 15 ngày là dùng được.

*Vịt nấu chao

Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng.

vit-nau-chao

Món Vịt nấu chao​

   Sự hòa quyện của Vịt Xiêm thượng hạng kết hợp với chao – một loại gia vị cực kỳ đặc trưng và thú vị của người Việt Nam.

Có thể nói hương vị đặc trưng của món vịt nấu chao được tạo nên từ những nguyên liệu chính là chao và khoai môn hòa hợp với thịt vịt,… Chẳng ai biết món ăn này có nguồn gốc từ đâu, nhưng theo nhận xét của nhiều người thì đây là món ăn xuất phát từ vùng quê dân dã. Bỡi lẽ, nguyên liệu món ăn rất dễ tìm, một hủ chao nhỏ, vài ba tép xả, củ khoai, vài cọng rau muống ngoài vườn là đã tạo nên một hương vị thơm nồng quyến rũ.

Vịt nấu chao thường ăn kèm với bún, mì gói hay cơm trắng. Các loại rau dùng để trụng ăn với món này cũng khá đa dạng nhưng ngon nhất vẫn là rau muống đồng và cải xanh. Món vịt nấu chao càng đậm đà và hấp dẫn hơn với nước chấm được pha chế từ chao, đường mía, một ít nước cốt chanh và ớt đỏ băm nhuyễn.

Nghe qua thôi cũng đã cảm nhận được sức hấp dẫn không thể chối từ của món ăn này mang đến cho thực khách. Tuy đơn giản mộc mạc nhưng món ăn này được xem là đặc sản của người miền Tây mỗi khi đãi khách. Chỉ cần xắn tay lên một chút là đã có món đặc sản đãi cả nhà rồi đấy. Vịt nấu chao thực sự là một món ăn thu hút, hấp dẫn để bạn có thêm lựa chọn mỗi khi ra ngoài ăn cùng gia đình. Còn gì thích thú hơn bằng vào những ngày tiết trời hơn se lạnh cùng gia đình, người thân quây quần bên nồi lẫu vịt nấu chao đang nghi ngút khói.

*Bánh bò thốt nốt Châu Đốc

Trong nền ẩm thực Châu Đốc, ngoài mắm là đặc sản trứ danh, hay các món ngon gắn với vùng núi Bảy Núi hay Ba Thê được nhắc đến nhiều, thì thốt nốt cũng là một trong những cái tên được thường xuyên đề cập không thua kém vậy. Những món ngon của Châu Đốc, nhiều món nếu không có sự góp mặt của hương vị thốt nốt, thì có lẽ đả chẳng thành ngon. Bánh bò thốt nốt Châu Đốc cũng thế, vị ngon đặc trưng của bánh.

banh-bo-thot-not
Bánh bò thốt nốt

   Bánh bò là loại bánh khá bình dị, bánh bò thốt nốt cũng vậy, được làm từ nguyên liệu của địa phương rất gần gũi và giản dị. Là món bánh khá phổ biến và là đặc sản dễ tìm như món mắm Châu Đốc trứ danh, ở bất cứ vùng đất nào nơi Châu Đốc An Giang, cũng đều sẵn có món bánh thốt nốt nóng hổi thơm ngon để cho bạn thưởng thức.

*Bánh tằm bì

Đây là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, nhất là ở các vùng quê miền Nam, miền Tây. Hiện nay bánh tằm được bán rộng rãi ở Sài Gòn và trở thành món khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.

banh-tam-bi
Bánh tằm bi

   Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa béo đậm nhưng không ngấy, đậu phộng giòn tan, rau thơm quấn quýt.

Những sợi bánh làm bằng bột gạo và bột năng được se một cách thủ công, không khuôn, sợi bánh trắng đụt, to tạo độ “xừn xựt” khi nhai, bì giòn mền nước cốt dừa béo ngậy. Bì là công phu nên mùi thơm vương vấn chân răng. Vị chua ngọt, cai mặn của nước mắm và mùi thơm của cách loại rau xanh, dưa leo bằm nhuyễn tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khó quên, miễn ăn là ghiền.

Có lẽ, đi khắp miền sông nước ta vẫn chưa thưởng thức hết được ẩm thực nơi đây, một nét ẩm thực mà khiến lòng người cảm thấy được đậm chất mặn mòi mà Mẹ thiên nhiên ban tặng, một nét ẩm thực mà thắm lại trên môi khiến ta nhung nhớ, đó có thể phần nào níu giữ chân du khách, hẹn gặp vào những lần tiếp theo trong chuyến hành trình về với điểm du lịch – nơi tận cùng của Tổ Quốc – Miền Tây

 

 

 

 

 




Bài xem nhiều