Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Lào Cai
30/03/2017 02:18 +07 - Lượt xem: 86161
Lào Cai với 27 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đa tạo nên một đặc trưng văn hóa không ở nơi nào có được. Mỗi dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây lại gây ấn tượng với du khách bởi những nét đặc sắc trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán.
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức ở nhiều nơi khắp núi rừng miền Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang,…
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày nơi đây gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đối với mọi người bởi đây không chỉ là lễ hội lớn nhất của người Tày mà nó còn thể hiện rõ nhất những nét văn hóa độc đáo của tộc người có số dân khá đông ở Việt Nam.
Hội Lồng Tồng- Lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Tày.
Hội thường được tổ chức vào tháng giêng (thường là ngày 5 hay gày 15). Địa điểm là khu ruộng gần bản, trung tâm của lễ hội là cây còn. Hội Lồng Tồng là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của người Tày. Thông qua lễ hội cho ta hiểu thêm về những giá trị dân tộc, nhân văn, nghệ thuật,…Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu.
Những điệu múa tươi vui của đồng bào dân tộc Tày Nùng trong lễ hội Lồng Tồng miền Tây Bắc.
Phần lễ có nghi thức trang trọng: rước nước, cúng thần bản, thần suối, thần núi, cúng cây còn. Trong lễ hội còn có nhiều cuộc vui như thi ném còn, kéo co, chọi gà bằng hoa chuối, chọi trâu bằng măng vầu. Nam nữ đến hội để múa xòe, hát giao duyên , kết bạn,….
Tham khảo: