Hoàng Cung Thái Lan - Grand Palace
Hoàng cung ở thủ đô Bangkok, Thái Lan là một khu phức hợp các di tích nằm kề nhau gồm: Cung điện Chitralada, quốc tự Wat Phra Kaew, Chakri Mahaprasad, cung điện Hoàng gia và cung điện Huy Hoàng. Cung điện Hoàng gia là một ví dụ điển hình của việc kết hợp kiến trúc truyền thống Thái Lan với phong cách phương Tây. Nhiều người Thái tin rằng những ai viếng thăm ngôi chùa trong cung điện nơi có bức tượng Phật bằng ngọc xanh sẽ nhận được phước lành.
Đại Hoàng Cung Grand Palace là một trong những khu du lịch nổi tiếng trên thế giới, nằm bên cạnh sông Mi Nam, là một quần thể kiến trúc cổ, với qui mô lớn trong trung tâm thành phố được bảo tồn qua các triều đại, cũng là một Vương Cung có dân tộc đặc sắc nhất, hoàn mỹ nhất, qui mô lớn nhất, và được khen là “Nghệ thuật đại toàn của Thái Lan”.Hoàng Cung Thái Lan còn được du khách gọi tắt là Chùa Vàng. Không phải ngẫu nhiên Thái Lan được gọi bằng một cái tên khác: Đất nước Chùa Vàng. Một trong những điểm thu hút du khách bậc nhất ở Thái Lan là những công trình kiến trúc cổ kính, trang nghiêm, đặc biệt là những đền vàng, tháp vàng, chùa vàng. Cũng vì lẽ đó Thái Lan được gọi là xứ sở Chùa Vàng.
Ngày nay khi nhắc tới Chùa Vàng ở Thái Lan là người ta nhắc ngay tới quần thể kiến trúc nằm trong khu Cung điện hoàng gia – Grand Palace.Đại Hoàng cung được vua Rama I xây vào năm 1772, sau khi dời kinh đô từ Thonbari ở bên bờ tây sông Chao Phraya sang bờ đông. Đại Hoàng Cung là một quần thể kiến trúc cổ, với qui mô lớn trong trung tâm thành phố Băng Cốc.
Nơi đây có một điểm đặc biệt nổi trội, không dễ phai mờ trong tâm trí khách viếng thăm, đó là những tháp vàng, chùa vàng. Bất cứ lúc nào, và nhất là buổi chiều tà, Hoàng Cung vàng rực, toả sáng lấp lánh một vùng đất, vùng trời thành phố. Không phải sự phản chiếu của nắng gió mà là sự phát sáng của những lá vàng 24 cara dát trên các tháp chùa.
Đại Hoàng Cung là một Vương Cung trong nhiều Vương Cung của Thái Lan, được bảo tồn qua các triều đại, hoàn mỹ nhất, qui mô lớn nhất, và được khen là “Nghệ thuật đại toàn của Thái Lan”. Trong Đại Hoàng Cung có bốn tòa kiến trúc vô cùng hùng vĩ, đó là Tiết Cơ Cung (Hakri Maha Prasad), Luật Thật Cung (Dusit Maha Prasad), A Mã Lâm Cung (Amarin Winitchai Hall) và chùa Ngọc Phật (Wat Phra Kaeo).
Chùa Ngọc Phật trong nội cung có thờ tượng Ngọc Phật – Quốc bảo đệ nhất của Thái Lan, mỗi năm đều thu hút tín đồ Phật giáo và khách du lịch trên thế giới đến tham quan. Pho tượng phật được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất, Tượng có kích thước 48cm x 46cm, đặt trên bệ cao 2m. Người ta tin rằng tượng này được đặt ở đâu thì ở đó nhiều may mắn, mọi sự phát đạt. Tượng được đặt trong Hoàng Cung thì Hoàng gia may mắn, đất nước phồn vinh, hưng thịnh.
Hòang Cung là nơi ở và làm việc của Hoang Gia Thái Lan cho đến thời vua Rama 5. Từ năm 1946, vua Rama 9 chuyển về cung điện Chitralada gần đó. Tuy nhiên Đại Hoang Cung vẫn là nơi diễn ra các sự kiện của Hoàng gia như tổ chức các yến tiệc quốc gia, lễ đăng quang hay các nghi thức hoàng gia hàng năm.
Khách du lịch đến với Grand Palace được chiêm ngưỡng tinh hoa văn hóa, kiến trúc Thái Lan và hơn thế được đắm mình trong một thế giới tâm linh ảo diệu, thanh bình. Ngay không gian đầu tiên được thăm quan, du khách sẽ được lắng mình cầu nguyện trước tượng Phật Bà – người đã mang đạo Phật đến đất nước Thái Lan và tượng các hóa thân của RaMa đặt trước các cửa điện thờ.
Ngôi Tháp lớn nhất của quần thể kiến trúc nơi đây được gọi là Phra Sri Rattana. Tháp như một biệt thự cao tầng hình ngọn núi được bao bọc bởi hàng triệu lá vàng dát mỏng chuyển về từ Italia. Tháp này dùng để quàn ướp thi hài các nhà vua vừa qua đời. Bảo vệ quanh tháp là tượng những chú voi linh thiêng của đất nước Thái Lan.
Một tòa tháp hùng vĩ khác nằm cạnh tháp Phra Sri Rattana là tòa Thư viện Phra Mondop dùng để bảo quản toàn bộ Kinh Phật Thái Lan và những bộ kinh tiêu biểu trên thế giới. Có nhiều kinh điển đã có tuổi đời hàng ngàn năm vẫn được bảo quản hoàn hảo ở đây. Bên ngoài cửa là các vị thần biểu tượng bảo vệ cho kinh sách được lưu truyền muôn đời.
Kiến trúc chùa, tháp của khu cung điện Hoàng Gia này không chỉ làm du khách kinh ngạc về quy mô đồ sộ mà còn khiến người ta trầm trồ bởi độ tinh xảo, cầu kì tới từng chi tiết nhỏ, tưởng chừng sức người không thể tạo nên nổi sự tinh diệu mà nơi đây đã có. Kiến trúc cuối cùng của lịch trình thăm quan khu cung điện này là Nhà khách Hoàng Gia, nơi đây đến tận ngày nay vẫn là nơi diễn ra các cuộc tiếp đón nguyên thủ Quốc gia của Thái Lan.
Nếu được một lần đến với Grand Palace, lắng mình ngắm những công trình kiến trúc và cùng người dân Thái cúi mình cầu nguyện ở chốn thiêng liêng này chắc hẳn bạn sẽ hài lòng khi hiểu được thêm rất nhiều về con người và đất nước xứ sở Chùa Vàng.
Hoàng Cung là điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Nhưng cũng được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Ngay ở cổng chính là vọng gác lớn với một đơn vị lính Hoàng gia đông đảo, tinh nhuệ, được huấn luyện công phu, ngày đêm tuần tiễu, canh giữ. Khách trong nước và nước ngoài đến tham quan đều phải mua vé. Người Thái Lan làm nghề hướng dẫn phải mua một loại thẻ riêng. Vào Hoàng Cung không được hút thuốc lá, ăn mặc chỉnh tề, đeo dép quai hậu hoặc giầy, không được đi dép lê.
Xem thêm: