Du lịch Sầm Sơn - Tìm hiểu làng cổ Đông Môn

19/04/2017 14:23 +07 - Lượt xem: 10361
Một làng quê xinh đẹp nằm ở phía đông Thành An Tôn, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Sở dĩ được gọi là làng cổ bởi bề dày lịch sử, sự ra đời cũng như sự gắn bó của Hồ Quý Ly cho xây dựng thành An Tôn. 
 1. Lịch sử
Năm 1397 đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh, nhận thấy An Tôn là vùng đất có địa thế hiểm yếu, có đường thượng đạo đi từ Bắc vào Nam; xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi như núi Thổ Tượng, núi Hắc Khuyển, núi Ngưu Ngọa, núi Xuân Đài, núi Đốn Sơn, núi Hý Mã, núi Du Anh, núi Ngưỡng Sơn… và những dòng sông: Sông Bưởi từ phía đông chảy tới hội tụ với sông Mã từ phía Tây chảy qua đã tạo nên bức trường thành vững chắc. Với ý đồ để đối phó âm mưu xâm lược của kẻ thù và dời đô từ Thăng Long vào An Tôn, Hồ Quý Ly đã chọn vùng đất An Tôn làm nơi xây thành. Theo sách Đại việt sử ký toàn thư: “Tháng Giêng năm Đinh Sửu (1397), Hồ Quý Ly sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sư lệnh Đỗ Tĩnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất”. Khi tiến hành xây dựng, Hồ Quý Ly đã đưa một số quân lính, nghệ nhân từ các tỉnh khác về để phục vụ xây thành. Sau khi xây xong thành, những người thợ thấy nơi đây đất đai màu mỡ nên không về quê mà ở lại vùng đất ven ngoại thành. Lúc bấy giờ những vùng đất đó còn hoang sơ, chật hẹp họ đã khai hoang dựng nhà, về sau ngày càng có nhiều người đến sinh sống. Đó chính là vùng đất thuộc ba làng Tây Giai, Xuân Giai (Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long) ngày nay.
Đến năm 1398, Hồ Quý Ly đã cho dời đô từ Thăng Long vào An Tôn. Mặc dù tồn tại với tư cách là kinh đô tuy không lâu (1398 – 1407) nhưng đã làm cho diện mạo vùng đất An Tôn thay đổi từ một miền quê nghèo trở thành một đô thị, hình thành nên các phố phường trung tâm buôn bán. Xung quanh thành là các công xưởng, các cơ sở phục vụ đời sống. Các cụm dân cư quanh thành được gọi là phường, lúc bấy giờ ở làng Đông Môn người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nên được gọi là “Đông Môn phố”, sau này là “phố ngoại thành” của kinh đô nhà Hồ.
2. Những mốc lịch sử gắn liền với làng cổ Đông Môn
– Năm 1407, khi quân Minh sâm lược Việt Nam, Làng Đông Môn trở thành nơi tự hôi, rèn luyện của binh lính thời bấy giờ
– Đến thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc, làng Đông Môn trởi thành chiến trường của Trịnh – Mạc 
– Thời Lê Sơ, Vĩnh lộc là nơi phát tích của chúa Trịnh nên đã cho khai khẩn và phục hồi kinh tế, Đông Môn bấy giờ trở thành trang ấp của họ Trịnh. 
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng Đông Môn vẫn giữ được giá trị của làng nghề truyền thống cùng với vẻ đẹp hoài cổ, giản dị của mình, Được thể hiên qua những hoạt động văn hóa của người dân trong làng. Vàng những dịp đầu xuân năm mới làng thường tổ chức lễ hội thành hoàng làng với những nghi thức truyền thống như: rước kiệu, tế lễ, dâng lễ…. cùng với những hoạt động của lễ hội như: kéo co, chơi gà, đánh cờ người,,, 
\
Bên cạnh kho tàng văn hóa phi vật thể, làng Đông Môn còn lưu giữ một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị như: Đình lành Đông Môn, đền thờ nàng Bình Khương, cùng các ngôi nhà cổ dân gian với nhiều kiểu vì kèo cấu trúc độc đáo.
Đình Đông Môn được xây dựng từ thời chúa Trịnh Tùng (1570 – 1623), ban đầu là đình tranh, đến năm Cảnh Hưng thứ 15 dưới triều vua Lê Hiến Tông (1753) đình được xây dựng bằng gỗ. Đình không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân trong làng mà còn là nơi thờ Vũ Khắc Minh và Quản gia đô bác họ Trịnh là Thượng đẳng thần. Đây là ngôi đình kiến trúc điêu khắc gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Ngày 24 tháng 7 năm 1995, đình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
 đền thờ bình khương.jpg
Đền thờ nàng Bình Khương.
Đền thờ nàng Bình Khương tọa lạc ở phía đông Thành Nhà Hồ, đền có diện tích 600m2, kiến trúc gồm tiền đường và hậu cung. Theo truyền thuyết kể rằng, năm 1397 để nhanh chóng dời đô từ Thăng Long về đất An Tôn, Hồ Quý Ly đã gấp rút sai quân lính ngày đêm đào thành, đắp lũy và giao cho Trần Công Sĩ (hay còn gọi Cống Sinh) đốc thúc việc xây dựng thành phía đông. Quan quân ngày đêm làm việc không nghỉ để đảm bảo tiến độ, trong 3 tháng phải hoàn thành.Tiến độ thi công gấp rút nghiêm ngặt, nhưng đoạn thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách được xây dựng do mạch nước ngầm làm sụt lở phần móng nên đoạn thành cứ xây xong lại bị sụt đổ. Nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu làm phản, cố ý chậm trễ công việc xây thành, Hồ Quý Ly tức giận hạ lệnh cho quân lính đem vùi thân chàng vào ngay vị trí bức tường thành bị đổ để làm gương răn đe những kẻ mưu đồ dám chống thượng lệnh. Vợ chàng là nàng Bình Khương nghe tin chồng bị xử tội chết oan, nàng đã than khóc kêu oan cho chồng. Để giữ tiết thủy chung nàng đã đập đầu vào đá được chết theo chồng. Kỳ lạ phiến đá nơi nàng tuẫn tiết lõm xuống một hố rất sâu như hình đầu người và hai hình bàn tay cào xé. Xót thương trước cái chết của nàng Bình Khương, người dân trong vùng đã có câu thơ: “Xây thành như lửa dựng dân buồn/ Chàng bị chôn thân thiếp chết luôn/ Oán hận khắc sâu trong đá biếc/ Đau thương từng rạn cửa Đông Môn”.
Cảm thương tấm lòng thủy chung, sắt son, người dân nơi đây đã lập đền thờ nàng ở sát tường phía Đông thành An Tôn. Hiện nay trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Phiến đá thờ nàng Bình Khương, bia đá dựng năm Thành Thái thứ 15 (1903) do Vương Duy Trinh soạn ghi sự tích Bình Khương và Cống Sinh; bia đá dựng năm Thành Thái thứ 15 (1903) do Phan Hữu Nguyên soạn ghi nội dung ca tụng Bình Khương và bia trùng tu miếu Bình Khương dựng năm Bảo Đại thứ 5 (1930). Ngày 24 tháng 4 năm 1995, đền được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia.
Theo người dân nơi đây, ngôi đền này rất linh thiêng. Hằng năm vào những ngày rằm hàng tháng, người dân làng Đông Môn lại đến thắp hương cầu được bình an, hạnh phúc, ấm no.
Ngày nay trên con đường phát triển của đất nước, làng Đông Môn trên vùng đất Kinh đô cũ đã hòa mình theo xu thế chung của đất nước. Với kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể giàu truyền thống lịch sử đã tô thêm vẻ hào hùng của làng quê Đông Môn nói riêng và huyện Vĩnh Lộc nói chung.
 




Bài xem nhiều