Đến thăm các di tích lịch sử tại Thái Nguyên

04/04/2017 22:56 +07 - Lượt xem: 45104

Thái Nguyên có thể nói là một trong những tỉnh có số lượng các khu du di tích lịch sử nhiều nhất tại miền Bắc nước ta. Các di tích nơi đây là những chứng tích lịch sử quan trọng, minh chứng cho một kỳ hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc kháng chiến cứu nước.

Ngoài thắng cảnh đẹp, nhiều đặc sản đa dạng, Thái Nguyên cũng là mảnh đất ghi dấu những chiến tích anh hùng của dân tộc Việt Nam.

1.Di tích Điềm Mặc

Xã Điềm Mặc thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Sống ở đây đa số là dân tộc Tày. Địa hình của xã hầu hết là núi non hiểm trở. Tại đây có dãy núi Hồng như bức tường thành che chắn, có cánh đồng màu mỡ, đồi chè, đồi cọ xanh tươi. Tháng 11/1946, ông Nguyễn Lương Bằng và ông Trần Đăng Ninh lựa chọn vùng đầy này để chuẩn bị căn cứ cho cơ quan Trung ương.

Ngày 20/5/1947, Hồ chủ tịch về ở trên đồi Khau Tí thuộc xã Điềm Mặc. Nhiều cơ quan và cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước đã ở tại đây: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Đỗ Mười… nhân dân các dân tộc ở đây đã bảo vệ, che chở, nuôi dưỡng các vị lãnh đạo, góp phần cho cuộc kháng chiến thành công. Hàng chục năm đã qua, rất nhiều kỷ vật thời kháng chiến còn được người dân và chính quyền địa phương lưu giữ, rất trân trọng  như con dao, chiếc thạ đựng mỡ, mảnh lụa hoa Bác Tôn tặng cho gia đình ông Thạch,…

Điềm Mặc là một trong những di tích lịch sử được đầu tư, tôn tạo, bảo vệ để các thể hệ mai sau có thể hiểu rõ hơn về một vùng đất cách mạng.

2. Di tích Đền Đuổm

Đền nằm ở chân núi Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, sát với quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 24km về phía Tây Bắc. Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ phò mã Dương Tự Minh và hai người vợ là Diên Bình công chúa và Thiều Dung công chúa. Di tích này gồm đền Thượng, đền Trung và đền Hạ đến nay đã được sửa chữa nhiều lần.

Đền Đuổm Thái Nguyên

Các công trình trong cụm di tích đền Đuổm được xây dựng trên một vùng thiên nhiên đẹp. Đây là nơi thác của phò mã Dương Tự Minh khi về già. Ba chỏm núi ở giữa cánh đồng trông như cánh nhạn bay. Đền được xây dưới chân núi Điểm Sơn. Phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua và phía xa xa là những dãy núi trùng điệp.

Đền Đuổm vừa là di tích lịch sử, vừa là thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên.

3. Di tích Khau Tý

Di tích thuộc nhóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên chừng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đọa cuộc kháng chiến chống Pháp. Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây trong thời gian từ 20/5 đến 10/11/1947. Bác đã chọn địa điểm này vì từ nơi đây có con đường mòn đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên chợ Đồn, ra Phú Lương và nhiều đường đi tắt rất kín đáo, thuận tiện. Tại lán của Bác, trong thời gian ở đây Bác đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và bài thơ “cảnh khuya” dùng làm tài liệu tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên. Ngày nay, di tích này là điểm thăm quan thu hút nhiều du khách hành hương về với cội nguồn vinh quang của lịch sử.

 




Bài xem nhiều