Dân tộc Giáy ở Sapa

05/06/2019 08:09 +07 - Lượt xem: 55054

Sapa được khách du lịch yêu thích không chỉ bởi phong cảnh thơ mộng hữu tình mà còn bởi văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây.Chính họ đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động đầy màu sắc.Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dân tộc Giáy ở Sapa nhé! 

Kết quả hình ảnh cho dân tộc giáy đẹp
Dân tộc Giáy thuộc nhóm các dân tộc Tày –Thái sống ở cực các vùng núi cực Bắc.Ở Sapa họ tập trung sinh sống sở các bản thung lũng Tả Van,Lao Chải.

Hình ảnh có liên quan
Đồng bào dân tộc Giáy làm ruông nước là chính ngoài ra họ còn làm them rấy. Họ nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. NgườiGiáy nổi tiếng nghề thủ công như đan lát, đóng đồ gỗ, làm bàn ghế trúc, làm gạch nung vôi, chưng cất dầu hồi.

Kết quả hình ảnh cho sinh hoạt của dân tộc giáy\
Gia đình người Giáy theo chế độ phụ hệ nổi bật là vai trò của người chồng,người cha.Trước đây người Giáy còn có tục kéo vợ khi lên đến đây bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện thú vị về tục này.

Kết quả hình ảnh cho tục kéo vợ của dân tộc giáy
Người Giáy có nhiều truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao, phong giao, v.v… Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn. Ở người Giáy có ba kiểu hát mà họ gọi là “vươn” hay “phướn” hát bên mâm rượu, hát đêm và hát tiễn dặn…

Kết quả hình ảnh cho hat  dân tộc giáy
Dân tộc giáy chủ yếu sống ở nhà sàn
Khi gia đình không may có người qua đời gia đình sẽ tổ chức hậu sự rất chu đáo.Họ để tang 1 năm,lễ đoạn tang thường diễn ra vào cuối năm.

Kết quả hình ảnh cho nhà của dân tộc giáy
Người Giáy ăn Tết như : Tết Nguyên đán, Thanh minh, Ðoan ngọ…. Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyện Sa Pa – Lào Cai) lại mở hội Roòng Poọc với mong muốn cầu cho một năm mùa màng thuận lợi,mưa thuận gió hòa,đem lại nhiều may mắn cho người dân.Lễ hội này rất đông vui lôi kéo hàng nghìn người tham gia.

Kết quả hình ảnh cho lễ hội của dân tộc giáy
Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét. Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải. Áo thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm. Nam mặc quần ống đứng (rộng 35 – 40 cm), cạp to bản, không dũng dây cút mà chỉ vận vào người. Trước đây nam giới thường quấn khăn trên đầu. Có nhóm nam cũng mặc áo xẻ nách.

Kết quả hình ảnh cho trang phục  của dân tộc giáy
Một số điều kiêng kị:
Hàng năm khi diễn ra các lễ cúng thần làng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng.
Trong nhà có nơi thờ tổ tiên là nơi linh thiêng nhất,không được tự tiện đặt các vật dụng như mũ,nón,..lên,không được ngồi quay lưng vào bàn thờ.
Khi muốn vào thăm nhà nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo..là nhà chủ đang có điều kiêng kị không muốn người khác vào thăm.
Trong nhà đồng bào dân tộc Giáy bếp lửa,cửa,cột đều là những nơi linh thiêng có thần linh trú ngụ.

 

 

 

 




Bài xem nhiều