Kinh nghiệm du lịch Đảo Cù Lao Xanh – Du Lịch Bình Định

Cù Lao Xanh cách QN 12 hải lí (1,8km/1lí) là một đảo tiền tiêu nghiên về Quân Sự chỉ mới manh nha du lịch trong một hai năm nay, tất cả còn rất hoang sơ ( thích hợp cho du lịch khám phá) dân ở đảo rất thân thiện và nhiệt tình. Với khung cảnh bình yên, lặng lẽ của người dân chài lưới quanh năm sống chung với biển. 


Kinh nghiệm du lịch Đảo Cù Lao Xanh - Du Lịch Bình Định

1: Con đường dẫn tới Đảo Cù Lao Xanh 

CCù Lao Xanh chưa có điện lưới Quốc gia nên giờ có điện là 9h đến 15h và 17h đến 23h,trên đảo có ngọn hải đăng pháp xây dựng trên 100 tuổi, có cột cờ chủ quyền và nhiều điểm khác.

Các bạn có thể đi theo hình thức tự túc khoảng 550k – 600k/1 người, phương tiện di chuyển bằng tàu gỗ dân sinh sáng đi ra đảo lúc 8h và chiều là 13h tại cảng cá Hàm Tử và chuyến về ngược lại là 7h30 và 14h.

Đi tour 650k/1 khách đón khách tại cảng cá đi bằng tàu gỗ xuất phát 13h và về lại lúc 14h hôm sau hoặc giá 890k/1khách đi ca nô (đoàn trên 10 khách)xuất phát và về tương tự. ( tour do dân đảo làm nên rất thân thiện và chìều khách 01632009579 Hiển hoặc 01695313281 Thiện) 

Trên đảo có vài ba nhà dân làm homstay nhưng mình thấy homstay Thiên Trận là ổn nhất từ ăn uống đến nghỉ ngơi (nếu đi tour cũng ở đây)


2. Thời điểm du lịch 
Đảo Cù Lao Xanh nằm ở giáp ranh giữa khu vực Phú Yên và Bình Định nên cũng mang các đặc điểm thời tiết tương đồng. Các bạn có thể ra Cù Lao Xanh vào bất kỳ khoảng thời gian nào, trừ thời điểm đang mùa mưa bão bởi lúc này sóng to, thuyền rất khó rời bến. Thời điểm thích hợp để đến Cù Lao Xanh là trong khoảng từ tháng 2-6 và khoảng tháng 9-10 hàng năm.

3. Trải nghiệm cùng Đảo Cù Lao Xanh 

– Đến đây, một hoạt động không thể thiếu là tắm biển, Dòng nước biển hiền hòa, xanh ngát thích hợp để thỏa mình cũng thiên nhiên, Những bãi cát trải dài, những bãi san hô tuyệt đẹp của tạo hóa là những điều hấp dẫn nơi đây. 

– Hải Đăng Cù Lao Xanh: Là sự tuyệt diệu giữa hai phong cách kiến trúc Đông – Tây 
 vừa mang “hơi thở” của trường phái kiến trúc Gô-Tich, vừa có dáng dấp kiến trúc phương Ðông. Kết cấu của hải đăng gồm 4 phần chính, phân bổ hài hòa, hợp lý. Tầng dưới cùng là bậc thang gồm 32 bậc, xây bằng gạch vồ. Vào trong lòng tháp, ta đi lên một cầu thang lượn xoắn ốc là tới tầng chính, nơi để đèn. Ban đầu, đèn dùng bằng gas, vòng quay phải dùng bằng một quả tạ cơ năng làm cho đèn quay. Năm 1957, đèn được thay thế bằng điện (công suất bóng 1000W). Phần trên là một hệ thấu kính, ở giữa đặt một bóng đèn. Năm 1984, đèn lại được thay bằng một hệ thống mô-tơ từ trường. Mô-tơ này điều khiển mâm quay. Mâm quay cấu tạo nhiều lỗ tròn dùng để hạ định tốc độ, được điều khiển bằng một bán dẫn điện tử làm cho tốc độ luôn luôn cố định. Chu kỳ của vòng quay là 12 giây : gồm 3 tia ngắn, 1 tia dài (vì vậy ở xa ta mới thấy đèn nhấp nháy). Tính từ chân tháp lên đỉnh, hải đăng Cù Lao Xanh cao 19m, nhưng vững chắc, kiên cố vì toàn bộ được xây bằng đá tảng lớn (tường dày hơn 1m). Hiện nay, hải đăng Cù Lao Xanh được xếp vào loại hiện đại nhất Việt 
Nam .

– Cột cờ tổ Quốc: Khởi công xây dựng từ năm 2014, được thiết kế dài hơn 22m, 
 Phía sau cột cờ có 2 phù điêu logo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam bằng chất liệu đá Granite hướng ra quần đảo Hoàng Sa, ghi rõ chủ quyền, kinh độ, vĩ độ của đảo Cù Lao xanh.
.