Lễ hội Gioóng Poọc của người Giáy ở bản Tả Van, thị trấn Sapa
Thị trấn Sapa là địa bàn cư trú của khá nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi tộc người lại có những nét riêng vô cùng độc đáo trong những phong tục tập quán cũng như sinh hoạt đời thường. Du lịch Viettourist xin giới thiệu đến các bạn một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc diễn ra hằng năm tại mảnh đất vùng cao này. Đó chính là lễ hội Gioóng Poọc.
Phụ nữ Giáy rạng rỡ trong lễ hội truyền thống của đồng bào mình.
Gioóng Poọc là một lễ hội của người Giaý cư trú ở bản Tả Van, huyện Sapa. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm, khi mùa xuân bắt đầu. Đây là một lễ hội cầ mùa, mong cho người yên, vật thịnh, mưa thuận gió hòa. Những năm trở lại đây, lễ hội thu hút đông đảo không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương đến tham dự, nên dần dần nó đã trở thành một lễ hội chung cho nhân dân sống trong vùng Mường Hoa.
Địa điểm diễn ra lễ hội là một bãi đất bằng phẳng ở gần bản. Trung tâm nơi tổ chức lễ hội có dựng một cột tròn, trên đỉnh cột là một vòng tròn, một mặt dán giấy màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, thể hiện dương khí. Mặt còn lai dán giấy màu vàng, tượng trương cho mặt trăng, biểu hiện của âm khí. Khai hội sẽ là lễ cúng thần linh, gồm có trứng, cá, măng, bạc trắng cùng với 6 quả còn (được tết bởi những cô gái chưa chồng) để tượng trưng cho mong muốn được no ấm. Tiếp sau phần nghi lễ là phần tổ chức các trò chơi: ném còn, kéo co,…
Mâm cúng được chuẩn bị tươm tất, chu đáo trước khi lễ hội Gioóng Poọc diễn ra.
Vào cuộc ném còn, những người cao tuổi trong bản (đứng theo đội hình một bên anm một bên nữ) dùng 6 quả còn tour xanh đỏ ném tượng trưng 3 lần để khai cuộc. Sau đó sẽ là cuộc chơi của mọi người tham gia lễ hội. Nếu có người ném còn thủng được phông giấy trên đỉnh cột thì đó chính là tín hiệu cho thấy năm đó sẽ được mùa.
Ném còn không chỉ là một trò chơi, nó còn thể hiện cho tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.
Đối với trò chơi kéo co, quy ước rõ rằng nam luôn là người nắm phần trên cây song, đứng phía đông tượng trưng cho mặt trời (tính dương) và phải luôn thắng. Nữ sẽ đứng phần ngọn ở phía tây (tính âm) và phải giả vờ thua. Như vậy, năm đó mùa màng mới có thể tươi tốt.
Kết thúc phần nghi lễ sẽ là cuộc chơi cho mọi người. Trong khi các trò chơi vẫn tiếp tục diễn ra, nhiều đôi trai gái sẽ lặng lẽ tìm nơi để tam tình qua tiếng đàn môi, lời hát,… Khi cuộc vui đã đến hồi kết thúc, già làng sẽ làm lễ tạ và hạ cột còn. Hai thanh niên khỏe mạnh cùng với hai con trâu mộng sẽ tiến hành cày 5 đường để “”xuống đồng” tượng trưng cho một vụ mùa mới được bắt đầu.
Những thanh niên khỏe mạnh sẽ được lựa chọn để đi những đường cày đầu tiên, đánh dấu cho một vụ mùa mới bắt đầu.
Xem thêm những bài viết hay về Sapa: