KINH NGHIỆM DU LỊCH PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm ở đâu?
là một trong những trọng điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Với bề dày 1300 tuổi, nàng Phượng Hoàng mang trong mình vẻ đẹp mặn mà tuyệt đỉnh như cái tên “Phượng Hoàng” của mình. Để chu du lựa chọn nơi đây là điểm dừng chân, mời bạn đọc về topic kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn Trung Quốc này!
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn cổ xinh đẹp nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung quốc,. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, hòa quyện với sự cổ kính, yên bình và lãng mạn của thành cổ Phượng Hoàng Cổ Trấn tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình hiếm có. Vẻ đẹp này đã chiếm trọn trái tim của biết bao du khách. Nếu bạn đang có kế hoạch ghé thăm địa danh này thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng hữu ích sau.
Thị trấn cổ này nằm bên dòng sông Đà Giang với những con ngõ nhỏ và rất nhiều cây cầu bắc qua sông. Các du khách có dự định tới Phượng Hoàng Cổ Trấn thường kết hợp ghé thăm Trương Gia Giới cách đó khoảng 230km về phía Nam. Thành phố Trương Gia Giới thuộc phía bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, cách Hà Nội khoảng hơn 1.000 km.
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm
Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho cảnh sắc mỗi mùa một nét đẹp riêng, sức hút riêng thế nên dù đến đây vào bất kỳ thời gian nào du khách đều sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp riêng biệt.
Nhưng nếu nói về thời gian đẹp nhất để khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn, rừng nguyên sinh và các lễ hôi truyền thống dân tộc thì mùa xuân là thích hợp nhất. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa cao điểm ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Nếu bạn không muốn đi vào mùa du lịch thì cuối đông đầu xuân là thời gian lý tưởng cho bạn.
Mùa đông sẽ khá vắng khách du lịch do thời tiết rất lạnh giá. Tuy nhiên thời điểm này giá phòng khách sạn sẽ rất rẻ. Bạn cũng nên lưu ý, không nên du lịch Trung Quốc nói chung cũng như Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng vào tuần đầu tháng 5 (dịp Quốc tế Lao động), tuần đầu tháng 10 (dịp Quốc khánh Trung Quốc), dịp Tết Trung thu.
Tới Phượng Hoàng Cổ Trấn như thế nào?
Hiện tại, từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng tới Phượng Hoàng Cổ Trấn hoặc thành phố Trương Gia Giới. Vì thế bạn có thể lựa chọn các cách di chuyển như sau:
– Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn đi bằng đường bộ theo lộ trình:
+ Hà Nội – Nam Ninh (đi tàu liên vận quốc tế)
+ Nam Ninh – Trương Gia Giới (đi tàu nội địa)
+ Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn (đi xe buýt)
+ Phượng Hoàng Cổ Trấn – Hoài Hóa (đi xe dịch vụ)
+ Hoài Hóa – Nam Ninh (đi tàu nội địa)
+ Nam Ninh – Hà Nội (đi tàu liên vận quốc tế)
– Bạn cũng có thể lựa chọn phương tiện máy bay để tiết kiệm thời gian và thoải mái hơn, không phải trải qua nhiều chặng như đi tàu. Với phương tiện máy bay, các du khách có thể đặt vé máy bay đi Quảng Châu, tham quan, nghỉ ngơi ở Quảng Châu, sau đó chuyển tiếp chuyến bay tới Trương Gia Giới tham quan và khám phá và tiếp tục di chuyển bằng ô tô tới Phượng Hoàng Cổ Trấn. Hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể đặt vé máy bay của Vietnam Airlines cho các hành trình đi Quảng Châu. Ngoài ra, kể từ tháng 12/2016, Jetstar Pacific cũng sẽ chính thức khai trương đường bay mới đi Quảng Châu từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Lịch trình tham quan Phượng Hoàng Cổ Trấn
Khoảng thời gian hợp lý nhất bạn dành ra cho chuyến đi của mình là khoảng 7-8 ngày để có thể khám phá hết chốn bồng lai nơi hạ giới này vì quá trình đi lại tàu xe đã hết trung bình 3 ngày rồi. Kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, bọn mình đã chọn thăm quan hết Phượng Hoàng và Trương Gia Giới trong vòng 8 ngày.
Dưới đây là lịch trình tham khảo để bạn có thể khám phá Phượng Hoàng cổ trấn một cách hợp lý nhất nhé:
Ngày 1: Nam Ninh – Trương Gia Giới
Ngày 2: Thành phố Trương Gia Giới –. Tham quan Khu bảo tồn Trương Gia Giới cổng phía Vũ Lăng Nguyên, (có thể đi Hồ Bảo Phong), thăm Lệ Giang giả cổ, nghe nhạc ở Vũ Lăng Nguyên, ngủ đêm trên núi.
Ngày 3: Tham quan các điểm trong khu Viên Gia Giới, Dương Gia Giới, chiều bắt bus về thành phố TGG
Ngày 4: Đi Thiên Môn Sơn trọn 1 ngày.
Ngày 5: Sáng đi từ TGG qua PHCT (5 tiếng)
Ngày 6: Khám phá trọn 01 ngày ở PHCT
Ngày 7: Buổi sáng chơi ở PH, chiều bắt xe về Cát Thủ, Cát Thủ đi tàu tiếp tới Nam Ninh (nên chú ý thời gian để không bị nhỡ tàu)
Ngày 8: Nam Ninh – Hà Nội.
Nhà nghỉ, khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn Trương Gia Giới
Ở đâu khi du lịch Phượng hoàng cổ trấn Trương Gia Giới? Đến TGG, bạn có thể liên lạc để ở Khách sạn Zhangjiajie Yijiaqin (mail: [email protected]) theo gợi ý của agoda.
Còn ở Phượng Hoàng cổ trấn, có rất nhiều khách sạn cho bạn lựa chọn, vài bước là ra tới dòng Đà Giang, một dòng sông gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của trấn (giá khoảng 180 tệ, nóng lạnh, wifi đầy đủ, view sông nhìn từ lan can rất thơ mộng).
Đến đâu khi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Các điểm để bạn ăn, chơi, mua sắm và tha hố thả dáng, chụp những bức ảnh “ so deep” có hết ở đây nhé. Trong khi đó, thành phố Trương Gia Giới: 2 địa điểm du lịch chính ở đây là Rừng quốc gia TGG và núi Thiên Môn.
· Rừng quốc gia Trương Gia Giới:
Nằm cách thành phố TGG chừng 45 phút đi xe bus (vé 20CNY/người). Vé vào cửa là 245CNY/người/3 ngày( bao gồm cả xe bus đưa đón giữa các điểm tham quan chính) + tiền cáp treo. Khi vào bằng Cổng chính Rừng quốc gia, về bằng Cổng Vũ Lăng Nguyên. Vì di chuyển không gần, rừng lại rất rộng nên bạn phải ngủ lại một đêm ở đây.
Các khu chính ở Trương Gia Giới:
- Dương Gia Giới (Yangjiajie -杨家界) : Có thể lên bằng cáp treo với giá 80CNY/người/lượt. Ga cáp treo gần cổng vào chính. Bạn có thể tìm đường lên Natural Great Wall, Ô Long Trại và Tianbo House để ngắm hoàng hôn.
- Viên Gia Giới (Yuanjiajie -袁家界): Khu nổi tiếng và đông khách tham quan nhất ở đây vì có đỉnh Hallelujah hay còn gọi là đỉnh Avatar. Ngoài ra còn có những điểm ngắm cảnh như Mê Hồn Đài, Thiên Hạ Đệ nhất cầu, thang máy Bái Long từ đỉnh núi xuống (một chiều đi có giá 72 CNY/người)
Lưu ý: mỗi lần thang chở 20 người nên cố chọn là người ở đầu lượt là tốt nhất sẽ được đứng gần cửa kính mới tận hưởng được sự kỳ thú.
- Thiên Tử Sơn (Tianzishan -天子山): Cũng là khu đông và cảnh quan đẹp với nhiều platform ngắm cảnh. Cáp treo khu này không được cho phép hoạt động nữa nên nếu xuống tham quan 10 Mile Nature Galery sẽ phải đi bộ tầm hơn 1000 bậc hoặc ngồi kiệu ( dịch vụ).
- Thiên Môn Sơn: Ga cáp treo hoành tráng lên Thiên Môn Sơn nằm ngay trung tâm thành phố TGG vượt qua tận 3 dãy núi và nhiều lúc dốc ngược. Cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là “cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới”, với 98 cabin cáp treo và tổng chiều dài lên tới 7.455 mét , độ cao của ga là 1.279 mét . Vé vào cửa (bao gồm cáp treo lên đỉnh núi, xe bus đi về) là 258CNY/người/1 ngày. Đây chính là khu có Cổng trời nơi đã có 3 máy bay bay chui qua, cầu đáy kính nổi tiếng (vé vào là 10CNY/người), con đường 11km với 99 khúc cua sẽ được trải nghiệm trên đường xuống.,
Ngoài ra còn có các điểm tham quan sau:
- Suối Golden Whip Stream.
- Laowuchang: khu ruộng bậc thang.
- Khác: Ngoài ra ở TGG còn có một số điểm tham quan khác như hồ Baofeng, hang Rồng vàng
- Phượng Hoàng Cổ Trấn (Fenghuang Cheng -凤凰县): Cũng như ở các thị trấn cổ khác, khu phố cổ sẽ bị chặn, có các trạm soát vé. Vé tham quan là 148CNY/người/48h.
Nếu tự đi, trong hai ngày, bạn sẽ được khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn 1300 năm tuổi, nơi mà bạn sẽ không phải đi chặng xa nhiều mà chỉ riêng khám phá các khu phố, các con ngõ tưởng nhỏ mà không hề nhỏ nơi bạn chỉ việc cầm cái máy ảnh lên, chụp ngẫu nhiên cũng đã thành những bức tuyệt phẩm mang về.
Những địa điểm chính ở trong khu này gồm có: Lầu Miêu Miêu, Lầu Hồng Kiều, Lầu Phong Thúy, Các Phủ, Viện bảo tàng cổ thành, hoặc bạn có thể thuê thuyền để xuôi theo dòng Đà Giang thơ mộng.
Bên dọc bờ sông cổ trấn Phượng Hoàng, chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn.
Kiến trúc các quán bar, cửa hang lưu niệm nơi đây mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường là những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn? Món ăn ngon đặc sản nổi tiếng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Lẩu cá cay: Đặc sản của Phượng Hoàng cổ trấn,khoảng 60-90 tệ/ nồi dành cho 2 người. Có cơm trắng đi kèm. Bạn có thể gọi thêm rau xào ăn cùng lẩu.
- Cơm ống tre: cơm hấp trong ống tre, bên trên phủ xá xíu, hoặc ngô, có vị rất thơm, gây nghiện…
- Đồ nướng: tẩm ướp vị đặc trưng của Trung Quốc, trời lạnh nên nhâm nhi cực kỳ nghiền!
- Bánh bao trứng kho, bánh chẻo, sữa đậu: Bao lần đi vẫn không lần nào là không dừng lại để thưởng thức, bánh có nhân đậm đà, vị rất riêng.
- Cafe: Café ở đây có nét café tây ban nha, khoảng 28-30 tệ/ cốc các vị capuchino,latte, machiato…
- Bia: Uống bia Trung Quốc tại các quán bar dpjc song mở muộn đem lại kỷ niệm khó quên. Bia rất nhẹ như Tsing hợp khi nhâm nhi cùng đồ nướng.
- Ăn vặt: đồ vỉa hè ở Phượng Hoàng Cổ Trấn thì nhiều vô kể, nhưng có món bạn nhất định phải ăn là:
- Món bánh tép 5 tệ/cái. Tép tươi từ sông Đà Giang lên và rán cùng với trứng, hành và bột thơm lừng cùng ít ớt trưng.
- Đậu hũ thúi: món này mình không ăn đâu, nhìn thì cũng hấp dẫn đấy.
- Xúc xích tươi, đồ thịt khô, lạp xưởng: Hấp dẫn với vị đậm, ngọt
- Kẹo lạc, cua chiên, đồ viên chiên…
- Kẹo, bánh, trà làm từ hoa hồng: đây là đồ ăn đặc biệt nhất chỉ ở đây có: vỏ bánh giòn tan, nhân mứt hoa thơm phức.
hững đồ lưu niệm có thể mua khi đến Phương Hoàng: Bánh, kẹo hoa hồng, album nhạc dân tộc, hài, khăn thêu, hồ lô và các vật dụng thủ công xinh xắn…