Người Nghệ An truyền nhau qua các thế hệ ” Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Trưng” trong đó đền Cờn là ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Nghệ An và cũng là một trong những lễ hội truyền thống của người xứ Nghệ
– Thời gian: 19 – 21/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Mẫu – tứ vị thánh Nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt biển bình an).
Viettourist cung cấp một số thông tin mang tính lịch sử truyền lại từ người dân nơi đây để làm rõ hơn tại sao nói đền Cờn là ngôi đền linh thiêng nhất tỉnh Nghệ An.
Các Thánh nương là ba mẹ con Công chúa nước Nam Tống là Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai Công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1229), quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu trung thần nhà Nam Tống đưa vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sỹ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, bị quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông. Thi thể 3 mẹ con Công chúa trôi dạt vào cửa Tráp (cửa Càn). Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra mùi thơm như lan như quế nên lấy làm lạ, bèn chôn cất và lập miếu thờ, sau đó mỗi khi ra khơi đến cầu khẩn đều thấy linh nghiệm”
Truyền thuyết được truyền lại từ đời này sang đời khác được các nhà sử học đối chiếu với lịch sử Việt Nam qua Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại” Kỷ Mão Thiên Bảo năm thứ 1 (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, quân Tống thua, Tả thừa Tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết; Hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua 7 ngày xác nổi lên mặt biển đến hơn 10 vạn người. Xác vua Tống cũng ở đấy”
Năm 1311, Vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, trên đường đi vua dừng chân tại cửa Cờn ngày nay, nằm mộng thấy có thần nữ khóc và báo mộng thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp sóng to chết đuối trôi dạt đến đây, thượng đế phong cho làm thần biển đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi thiếp xin giúp đỡ lập công. Khi thức dậy vua cho gọi các cố lão ở đấy hỏi sự thực, ban tế một tuần rồi đi, thì thấy biển không nổi sóng, tiến thẳng đến thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm đem về. Đến nay sai hữu ty lập đền, tuế thờ cúng tế”. Sau khi chiến thắng trở về nhằm ghi nhớ công đức của các vị thánh nương nên“năm 1312 vua sai lập đền thờ ở cửa Cờn ngày nay.