Những địa điểm du lịch Hà Giang

11/10/2017 10:00 +07 - Lượt xem: 27686

Mảnh đất nơi địa đầu của tổ quốc mang tên Hà Giang – sức hút vẫn chưa bao giờ giảm. Mỗi thời điểm, Hà giang sẽ có những vẻ đẹp rất riêng mang từng sắc thái của thiên nhiên. Đã bao giờ bạn tự hỏi ngoài những địa điểm mà hầu như ai khi tới Hà Giang đều biết như: Cột cờ lũng cú, phố cổ Đồng Văn….. thì ở đây còn những địa điểm thú vị nào khác? qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho du khách thấy được vẻ đẹp thiên nhiên Hà Giang còn nhiều hơn thế. 

A. Địa điểm du lịch gần thành phố Hà Giang

  1. Núi Cấm Sơn Núi Cấm Sơn chạy dài theo dốc Mã Tim với địa hình hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng, như con sư tử với dáng oai vệ. Từ trên đỉnh, Cấm Sơn chạy về phía sông Lô là núi đất, sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến quảng trường 26. Đường lên núi chỉ có một con đường, Từ chân núi du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô lên lừng chừng núi và sau đó đi men theo những bậc đá lên đỉnh núi, Ở đây có 1 chiếc giếng rất linh thiêng, tương truyền nơi đây là nơi chôn cất của tướng và quân cờ vàng vào hà giang cướp bóc sau đó bị bao vây trên núi và họ đã nhảy xuống giếng để tự tử. Về sau thì người dân Hà Giang lập đền thờ trên núi để tưởng nhớ những người đã mất. 

     

  1. Chùa Sùng Khánh 

Chùa Sùng Khánh còn gọi là chùa làng Nùng, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi ở bên bờ phải dòng sông Lô thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 9km

B. Địa điểm du lịch Huyện quản Bạ 

  1. Chợ phiên xã Quyết Tiế

Có một xã nhỏ nằm nay chân núi Cổng Trời đó chính là xã Quyết Tiến., Tuy nhỏ, đơn sơ nhưng lại hội tủ đầy đủ nét văn hóa của người dân nơi đây. Đã đến Hà Giang mà không qua Xã Quyết Tiến thì quả thực thiếu xót vô cùng. Chợ tuy đơn giản nhưng ở đó phản ánh cả một nền tảng văn hóa của dân tộc nơi đây. Lạc vào trong khu vực chợ phiên là hình ảnh hàng hóa, giao thương những đứa trẻ lấp nó đằng sau phiên chợ thực giản dị hơn bao giờ hết. 

Phiên chợ chỉ diễn ra vào sáng thứ 7 của tuần. Thời gian ít và ngắn vì vậy mà nếu có dịp tới nơi đây thì cần tranh thủ tham quan và mua sắm. 

2. Cổng trời Quản Vạ 

Cách trung tâm thị xã Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, Quản Bạ được ví như một “Đà Lạt” của phía Bắc. Nơi đây, tập trung nhiều yếu tố thuận lợi: khí hậu trong lành mát mẻ; thắng cảnh thiên nhiên phong phú như: Cổng Trời, núi Cô Tiên, hang Khô Mỷ; nét đặc sắc của các nền văn hóa dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y; các sản vật đặc trưng như hồng không hạt, rượu ngô Thanh Vân…. 

3. Xã Bát Đại Sơn 

Bát Đại Sơn là một xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Nơi đây chưa nổi tiếng về du lịch tuy nhiên cảnh sông suối thiên nhiên rất mộc mạc, chưa bị thương mại hóa. Tất cả đều nguyên sơ như chính bản thân của nó. Xã thích hợp với những dân phượt. Đến đấy, chắc chắn sẽ không khiến bạn thất vọng để trải nghiệm cuộc sống 1 ngày của người dân tộc, cùng gia chủ ngủ bản, họ rất nhiệt tình trong việc đãi khách. 

C, Huyện Yên Minh 

1. Hang Nà Luồng

Nà Luồng, cách trung tâm thị trấn Yên Minh khoảng 25km, thuộc địa phận thôn Nà Luồng, xã Mậu Long và giáp với xã Lũng Phìn của huyện Đồng Văn mới được tìm thấy năm 2010 được đánh giá là hang đẹp nhất so với các hang đã từng được phát hiện ở Hà Giang

2. Động Én

Động Én thuộc địa phận huyện Yên Minh, cách thị xã Hà Giang 60 km. Từ thị xã Hà Giang, qua cổng trời Quản Bạ, qua những cánh rừng thông ngập chìm trong sương sẽ đến động Én.

Động Én còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Đi qua Cổng trời Quản bạ, du khách lạc vào khu rừng thông quanh năm ngập trong sương để đến với Động Én nguyên sơ, kỳ bí. Trải qua từng bước chân, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước phong cảnh của Động, mỗi nhũ đá như một sinh linh hóa thạch, Người ta gọi Động Én là nơi vạn vạt trong thiên nhiên hóa thạch mà thành,. 

3. Rừng Thông Yên Minh 

Trên đường lên thị trấn Yên Minh, dọc theo quốc lộ 4C là những cánh rừng thông bạt ngàn làm cho du khách có cảm giác như trên con đường tới Đà Lạt ngàn hoa. 

4. Chợ của khẩu Bạch Đính 

Cách huyện Yên Minh khoảng 40km, chợ cửa khẩu được họp vào ngày thân vào ngày dần trong tháng. Đến với phiên chợ vùng cao này khá đa dạng về các mặt hàng từ: rau củ quả tới đồ điện tử. Khác với những phiên chợ vùng cao khác, chợ khá đa dạng trong mặt hàng hóa, giao thương đông đức nhộn nhịp 

D. Huyện Đồng Văn 

  1. Thung lũng Sủng Là 

Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao”. Từ một “ốc đảo” lọt thỏm trong thung lũng nằm gọn trong quần thể Cao nguyên đá Đồng Văn, Sủng Là đã trở thành một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ xê dịch.

2.Thị Trấn Phó Bảng 

Thị trấn Phó Bảng hay còn gọi là thí trấn ngủ quên hay lãng quên, bởi lẽ thị trấn nằm lặng trên núi đá cao chót vót. Nhưng ai đến Phó bảng mới thấy cuộc sống thế nào, giữa những vách đá tai mèo lởm chởm nhọt hoắt khắc nghiệt giữa thiên nhiên cuộc sống người dân nơi đây nhỏ bé đơn sơ đến kỳ lạ nép mình bên các hốc đá cao trên miền núi. 

 3. Cột cờ Lũng Cú 

 một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam.Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho đồng bào dân tộc hai bản sử dụng

4. Dinh vua Mèo

dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước.

Được ví như một hòn ngọc xanh giữa lòng công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn,trải bao tháng năm lịch sử, dinh thự nhà Vương vẫn kiêu hãnh khoe vẻ đẹp mỹ lệ giữa núi rừng Tây Bắc. Trong đó, có lẽ kiến trúc độc đáo chính là điều tạo nên sức hấp dẫn đến mê hoặc của tòa dinh thự đầy bí ẩn này.

Theo những người già làng của Hà giang kể lại: 

Cách đây một thế kỷ trước, dòng họ Vương đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn này và tự xưng Vương.

Sau khi trở thành vị vua Mèo quyền uy ở Đồng Văn, Vương Chính Đức đã chứng kiến một giai đoạn dài những thăng trầm trong lịch sử của người Mông Đồng Văn. Trong giai đoạn đó, Vương Chính Đức và người con trai ông, Vương Chí Sình, đã trở thành huyền thoại của vùng đất này.

Để khẳng định vai trò và uy quyền của mình, “vua Mèo” Vương Chính Đức đã mất nhiều tháng trời đi khắp đó đây tìm thầy, tìm thợ về xây nhà. Cuối cùng, một thầy địa lý nổi tiếng tài giỏi đất Trung Hoa đã nhận lời, vượt núi cao, vực sâu sang Hà Giang chọn đất cho nhà Vương.

Dinh thự nhà Vương được xây dựng không kể ngày đêm và thi công trong vòng 8 năm mới xong, dinh “vua Mèo” được xây dựng trên một khu đất đẹp, với diện tích 1.120 m2. Toàn bộ dinh thự có hình mai rùa vững chắc, bao gồm hàng trăm toà ngang, dãy dọc quy mô, bề thế với nhiều công trình phụ trợ khác, cùng với những hàng cây sa mộc vươn cao làm nổi bật lên nét vương giả giữa vùng cao nguyên.

4. Phổ Cổ Đồng Văn 

Nhắc tới Hà Giang có nét tương đồng với phố cổ Hội An hay Hà Nội với 36 phố phường, ở Hà Giang có phố cổ Đồng Văn nổi tiếng 

Thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc. Khu phố cổ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Buổi sớm, bức tranh phố cổ là sự pha trộn đến tài tình hai tông màu: màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ.

Khu phố cổ được hình thành từ đầu thế kỷ 20, ban sơ chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cư dân địa phương khác tìm đến. Nhìn tổng thể, khu phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương, những chiếc đèn lồng đỏ treo cao.

5.Đỉnh Mã Phí Lèn 

 Là con đèo nối liền 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người

E. Huyện Mèo Vạc 

  1. Chợ tình Khau Vai 

Chợ tình Khau Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa…gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ.

2. Làng dân tộc Lô Lô, Sảng Pả A 

Nằm trong thị trấn mèo vạc, 100 % dân tộc nơi đây là người dân tộc Lô Lô, Nghề nghiệp chủ yếu là làm nương, làm rẫy hay buôn bán nhỏ tại các phiên chợ vùng cao . họ có nhiều tục lệ truyền thống vấn lưu truyền cho tới ngày nay: như tục cầu mưa, lễ trẩy ngô… 

3. Cửa khẩu Săm Pun , xác Thượng Phùng, Sơn Vĩ 

Là vùng giáp biên giới khó khăn nhất của tỉnh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt chỉ có 1 phần ít dân cư sinh sống tại đây. 

Sơn vĩ là một xác của huyện mèo vạc, con đường ngoằn nghèo và cuộc sống nhan dân khá cực khổ

F. Huyện Vị xuyên 

  1. Hang Phương Thiện 

hang Phương Thiện là một thắng cảnh đẹp mà thiên nhiên đã ban cho Hà Giang. Nơi đây hoang sơ với nhiều phong cảnh, hang động rất hấp dẫn.

 

Quần thể hang Phương Thiện gồm nhiều hang động tự nhiên tuyệt đẹp như hang Dơi, hang làng Lò, hang Phương Thiện. Khám phá những hang động, chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, huyền ảo và kỳ bí trong hang, du khách còn được thưởng thức nhiều hoa trái đặc sản của vùng như mận, lê, cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao 900 m khi đến với Phương Thiện.

2. Hồ Noong 

 Hồ được khai tạo từ thuở sơ khai, có diện tích mặt nước hơn 20ha (vào mùa cạn), khoảng 80ha (vào mùa mưa), bao quanh là những dãy núi đá, núi đất và rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha.

3. Cửa khẩu Thanh Thủy và Hang Tùng Bá 

  • Cửa khẩu thanh thủy là nơi giao thương, buôn bán khá tấp lấp ,mặt hàng đa dạng 
  • Hang Túng bá bao quanh toàn là núi đá vôi và có mạch nước chảy ngầm phía dưới. Trong hàng có nhiều thạch, nhũ đá đá dạng xếp thành những hình ảnh rất đặc sắc. 

G. Huyện Xín Mần 

  1. Bãi đá cổ 

Bãi đá cổ Nấm Dẩn là nơi có những đá lớn có khắc các hình ở ven suối Nậm Khoòng, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Đông Bắc Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia của Việt Nam.

2. Khu du lịch Thác Tiên, Đèo gió 

Thác Tiên là thác đôi, nguồn nước của thác chính là dòng suối Tả Ngán bắt nguồn từ xã Tả Củ Tỷ, Bắc Hà, Lào Cai ở độ cao trên 1.403m so với mực nước biển. Suối Tả Ngán chảy qua 9 thôn, xã của huyện Xín Mần với chiều dài 45km. Đến địa phận thôn Ngam Lâm, từ độ cao trên 70m dòng suối chảy theo vách núi Đèo Gió tạo ra hai dòng thác lớn song song, đổ xuống diện tích mặt nước dưới chân thác gần 130m2.

 

Thác tiên hay còn gọi là thác gió, bởi quanh thác lúc nào cũng có gió thổi quanh năm mát mẻ 

3. Hang thần tiên 

 hang Thần tiên rất linh thiêng, người không có con đến cầu là có con, người ốm đau bệnh tật lâu ngày không khỏi họ đến lễ thần đều được Thần phù hộ. Nhất là những người đi làm ăn phải giao lưu buôn bán hoặc cầu bình an vô sự đều đượ

4. Suối khoáng Quảng Nguyên, là nguồn nước khoáng nóng tự nhiên có nhiết độ tự nhiên gần 700

5. Hang thiên thủy 

  • Hang Thiên Thuỷ là hang động rộng có nhiều nhũ đá đẹp, hình thù đa dạng phong phú, tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi người mà đặt tên cho nó. Hang Thiên Thuỷ (khaos đêx bâuv) bên cạnh bờ suối Nàn Hái xã Chí Cà. Đây là phong cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng.

6. Đền thờ Gia Long

  • Đền thờ Gia Long ( Thờ Rồng) tại xã Cốc Pài, Đền thờ người có công khai phá mở đất vùng Xín Mần, trong ngôi đền có đôi rồng đá trắng do tạo hoá thiên nhiên gắn trên vách đá. Hàng năm vào ngày Thìn tháng hai nhân dân địa phương tổ chức cúng lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc

H. Huyện Hoàng Su Phì 

1, bản phìn hồ 

chuyên sản xuất và chế biến Đặc Sản Chè sạch Shan tuyết cổ thụ núi cao Hà Giang.

2. Thắng cảnh ruột bậc thang Hoàng Su Phì 

Tuy “sinh sau đẻ muộn” hơn ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sa Pa (Lào Cai), nhưng danh thắng quốc gia ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) có những nét độc đáo riêng mà nhiều người chưa biết đến… Nhờ bàn tay khéo léo, sáng tạo của con người, những “cánh đồng” ruộng bậc thang hàng nghìn bậc được người La Chí, Nùng, Dao… ở Hà Giang khai hoang từ trên dưới 300 năm trước.

I. Huyện Bắc Quang 

1. Thác Thí

Thác Thí gồm 4 tầng nước, đổ xuống từ lưng chừng núi. Người dân địa phương ví thác như suối tóc của các nàng tiên nữ trong huyền thoại của các dân tộc còn lưu lại đến nay

Khu du lịch sinh thái Nặm An

. Nơi đây khí hậu mát mẻ quanh năm, có diện tích mặt hồ rộng 18 ha và khu rừng nguyên sinh với nhiều thác nước nhỏ đẹp và những thửa ruộng bậc thang, là địa bàn cư trú của 32 hộ gia đình đồng bào dân tộc Dao với 165 khẩu, có truyền thống văn hoá phong phú với phong tục, tập quán sinh hoạt đặc trưng…….

 

 

 

 




Bài xem nhiều