Một số lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

30/03/2017 02:17 +07 - Lượt xem: 31380

Điện Biên là tỉnh có 21 dân tộc thiểu số cư trú, mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hóa cổ truyền. Dân tộc Thái có tiếng nói, chữ viết riêng, có nghề dệt vải truyền thống, có nhiều tác phẩm cổ nói về lịch sử, phong tục,… Dân tộc H’mông lại có trang phục đa dạng, nhiều màu sắc, nhiều nhạc cụ độc đáo, ….Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên sự độc đáo, thu hút sự chú ý của du khách phương xa khi có dịp đến thăm miền Tây Bắc.

Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào nơi đây:

1.     Lễ hội đền Hoàng Công Chất

Tưng bừng lễ hội đền Hoàng Công Chất

Đền thờ Hoàng Công Chất ngày nay dựng tai Bản Phủ, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 12 km. Lễ hội hàng năm tổ chức vào hai ngà 24, 25 tháng hai âm lịch, tưởng nhớ công ơn của Hoàng Công Chất và các tướng của ông đã đánh thắng giặc Phẻ, giải phóng Mường Then (Mường Thanh).

Lễ hội có lễ rước thần, dâng hương tưởng niệm cùng nhiều trò vui của người dân địa phương.

2.     Lễ hội mừng măng mọc

Lễ Hội mừng măng mọc của đồng bào Khơ Mú.

Đây là lễ hội của các dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá,… ở vùng Tây Bắc. Lễ hội thường diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng bắt đầu mọc mà theo quan điểm của họ là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Người dân ở đây mở hội mừng măng mọc với niềm vui với nhiều ước mơ về một mùa nương rẫy mưa thuận gió hòa, lúa ngô đầy kho, bản làng tươi vui, no ấm, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn với thần Trời, thần Đất..

Tham khảo bài viết hay:

Thăm quan những hang động đẹp ở Điện Biên.

 

 




Bài xem nhiều