Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định- Du lịch tâm linh

30/03/2017 02:24 +07 - Lượt xem: 13022
Cùng với đền Trần tại Hưng Hà, Thái Bình, Đền Trần Nam Định cũng là một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng ở khu vực miền Bắc, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách tới vãn cảnh, dâng hương, cầu phúc, cầu an.
Thông thường, lễ khai ấn đền Trần sẽ diễn ra từ đêm 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch tại khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vương, thành phố Nam Định. Đây là một tập tục cổ, xuất hiện từ các triều đại phong kiến. Khai ấn cũng giống như khai xuân ngày nay, sau ngày rằm tháng giêng, triều đình sẽ quay trở lại làm việc bình thường.
Đền Trần Nam Định- nơi diễn ra lễ khai ấn hằng năm.
Lễ khai ấn xuất hiện từ thế kỷ thứ XIII, dưới triều đại nhà Trần, vua Trần đã cho thực hiện nghi lễ tế tổ. Tại địa điểm là phủ Thiên Trường, vua Trần đã tổ chức ban thưởng và sắc phong cho những quan binh có công. Mặc dù, trong giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lễ khai ấn đã bị gián đoạn, nhưng đến năm 1262 đã được Trần Thánh Tông cho mở lại.
Lễ khai ấn là một tập tục cổ, được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế kỷ.
Phủ Thiên Trường tuy không phải Kinh Đô của triều đại nhà Trần, nhưng nơi đây lại là nơi phát hiện ra tổ tiên dòng họ Trần (Trần Kinh). Mặt khác, trong kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, kinh đô Thăng Long đã thực hiện chính sách vườn không- nhà trống thì phủ Thiên Trường được coi là căn cứ địa dễ để tiến thoái.
Trải qua bao thế kỷ, đối mặt với những cuộc chiến tranh, xâm lược cũng như dòng chảy của thời gian, ấn cũ đã không còn nữa. Cho đến năm 1822, khi vua Minh Mạng- vị vua triều Nguyễn, trong một lần tới Ninh Bình có ghé qua đây và đã khắc lại ấn mới. Trên ấn cũ có khắc bốn chứ “Trần triều chi bảo”, thì đến ấn mới, vua Minh Mạng đã cho khắc lại là “Trần triều điển cố” nhằm nhắc lại tích cũ. Phía bên dưới còn có thêm câu “tích phúc vô cương”.
Hòm đặt ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ, trong hòm có chứa hai con dấu. Con dấu nhỏ có khắc hai chữ “Trần Miếu”, con dấu lớn khắc dòng chữ mà vua Minh Mạng để lại “Trần triều tự điển, Tú phúc vô cương” được khắc theo kiểu chữ chiện. Đúng vào giờ tí của đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng giêng, nghi lễ khai ấn sẽ được tiến hành bởi các vị cao niên. Hòm ấn sẽ được rước sang đền Thiên Trường để làm lễ. Sau đó, dấu sẽ được đóng vào các tờ giấy vàng, chia cho người dân tham dự, đem về treo trong nhà để cầu may, cầu phúc.
Lễ khai ấn tại đền Trần Nam Định hằng năm vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt người đổ về để dâng hương, xin ấn, cầu may cầu phúc.
Tất cả các nghi lễ thực hiện ở khu di tích đền Trần cho đến ngày nay vẫn luôn được bảo lưu, giữ gìn. Nó luôn tái hiện một thời kỳ hào hùng của dân tộc cũng như truyến thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
 




Bài xem nhiều