Làng Ca Trù Đông Môn - Du lịch Hải Phòng

19/04/2017 14:53 +07 - Lượt xem: 19916
  1. Giới thiệu chung 

là một loại hình diễn xướng bằng âm giai rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ  Ca trù thịnh hành từthế 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc 

 

2. Người đưa ca trù về làng Đông Môn 

Cùng với loại hình nghệ thuật hát đúm, Thuỷ Nguyên được biết đến như một cái nôi của hát ca trù của vùng Duyên hải bắc bộ. Vào thời điểm hưng thịnh, hát ca trù được coi là một nghề kiếm sống cho hàng trăm người dân ở Đông Môn, xã Hoà Bình (Thuỷ Nguyên). Theo ông Trần Bá Sự – nguyên Chủ nhiệm CLB ca trù Đông Môn – ca trù xuất hiện ở đây từ đầu thế kỷ XIX. Và người đưa ca trù về Đông Môn là cụ kép đàn Tô Tiến Trọng – trùm phường của một giáo phường Kinh Môn (Hải Dương) thuộc ty giáo phường Bắc Thạch (Bắc Ninh). Được sự đồng ý của giáo phường Kinh Môn, ông trùm phường Tô Tiến Trọng đã rước 2 bức tượng ông tổ nghề là Đinh Dự thanh xà đại vương và Mãn đường hoa công chúa cùng bản sắc phong về phủ từ Đông Môn – là nơi đền thờ tổ nghề của cả vùng Duyên hải bắc bộ. Ông là người dạy ca trù cho người thân trong họ, các dòng họ tại địa phương và biến làng Đông Môn trở thành một ca quán của cả một vùng duyên hải.

Vào những giai đoạn từ năm 40-45 của thế kỷ trước, hát ca trù ở Đông Môn trở thành một nghề kiếm sống của nhiều dòng họ lớn trong làng như: Tô, Phạm, Nguyễn… Những đứa trẻ lớn lên đã được ông, bà truyền nghề trở thành “ca nương”, “kép đàn” cùng với đó những dòng họ, gia đình đứng ra thành lập các giáo phường chuyên đi biểu diễn tại các tỉnh thành Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định… “Sau khi được ông Tô Tiến Trọng dạy cho nghề hát ca trù, nhiều gia đình, dòng họ tự đứng ra thành lập các giáo phường (bố đàn con hát, cháu đánh trống). Do diện tích đất canh tác bấy giờ ít, những đứa trẻ trong làng lớn lên biết đọc, biết viết đều trở thành những “đào nương”, “kép đàn”, “quan viên”. Nhiều dòng họ, gia đình mở các giáo phường đi hát kiếm sống ở trong và ngoài thành phố” – một vị cao niên trong làng nhớ lại.

Ca trù Đông Môn hồi sinh

Do chiến tranh loạn lạc, năm 1950, ca trù Đông Môn bị dần mai một. Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, năm 1993 chính quyền địa phương đã đứng ra thành lập CLB ca trù Đông Môn với sự đóng góp của nghệ nhân hát ca trù Tô Thị Chè (dạy hát), ông Tô Văn Nghị (kép đàn) và rất nhiều người đam mê ca trù cùng tham gia. Ông Trần Bá Sự nhớ lại: “Nhận thấy môn nghệ thuật truyền thống của ông cha ngày càng bị mai một, làng đã xin chính quyền xã thành lập CLB lưu giữ và truyền lại nghề cho các lớp con cháu trong làng. Những ngày đầu thành lập, do thiếu người chúng tôi đã vận động toàn bộ đội tế nữ, tế nam của đình vào hoạt động. Nhạc cụ trang bị cho CLB những ngày đầu là hiếc đàn đáy mua của ông Nguyễn Văn Hãn ở Hải Phòng về sửa lại, trống và phách do thành viên trong CLB đóng góp tiền trang bị cho việc dạy học và sinh hoạt của CLB…”.

Sau gần 20 năm hồi sinh và phát triển, nhờ được sự dạy bảo của các nghệ nhân tâm huyết với ca trù, đến nay CLB ca trù Đông Môn đã dần tìm lại vị thế của mình. Đó là, ca trù Đông Môn đã được diễn tại Nhà văn hoá trung tâm (nay là Trung tâm văn hoá thành phố) và tại đình Văn Môn; ca trù đã được đưa vào trường học, tham gia các liên hoan ca múa nhạc ở trong và ngoài thành phố; và công trình nghiên cứu tìm hiểu “ca trù Hải Phòng” của Hội văn học dân gian Hải Phòng. Nhiều “ca nương”, “đàn kép” của Đông Môn đi thi đều được giải cao như: chị Tô Thị Ninh, nhiều “kép đàn” hay như anh Hoàng Minh Khánh, Tô Văn Tuyên.

Bà Tô Thị Chè được nhà nước phong tặng nghệ nhân hát ca trù. Bên cạnh đó, những lớp thế hệ con cháu Đông Môn được học hỏi để gìn giữ những giá trị văn hoá của quê hương. Và đây cũng là niềm tự hào của người dân Đông Môn, một địa phương duy nhất của Hải Phòng có nhiều em học sinh biết hát ca trù, đánh phách như em Phạm Thị Liên đã đoạt huy chương vàng ca múa nhạc dân tộc Hải Phòng năm 1996. Nhiều em trong làng được tuyển chọn tham gia vào lớp đào tạo ca trù do ngành văn hoá tổ chức.

 




Bài xem nhiều