Hai giải pháp kích cầu du lịch quốc tế hậu Covid-19

25/05/2020 09:09 +07 - Lượt xem: 14390

Theo ông Lê Quang Tùng Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để thu hút khách nước ngoài, du lịch Việt Nam cần truyền thông mạnh là điểm đến an toàn, kết nối các đơn vị.

Đây cũng là ý kiến của nhiều đại diện doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành, hàng không trong hội thảo Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19diễn ra ngày 21/5 tại Hà Nội do

Tổng cục Du lịch tiếp tục phối hợp cùng Ban IV và Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) tổ chức. Trong các giải pháp an toàn, đón đầu du lịch quốc tế hậu Covid-19, nổi bật là hai cách dưới đây:

Lan tỏa thông điệp Việt Nam là điểm đến an toàn

Là một trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt, Việt Nam có khả năng mở cửa du lịch quốc tế sớm hơn nhiều nước trong khu vực. Với chỉ hơn 300 người mắc bệnh và tỷ lệ tử vong là 0%, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của mình với du khách quốc tế.

Nhưng theo ông Steve Wolstenholme – Giám đốc vận hành, Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (Hoiana), công tác tuyên truyền của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, các du khách nước ngoài chưa nằm được thông tin này. Do đó, cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp Điểm đến an toàn’ để Việt Nam có thể mở cửa đón khách du lịch quốc tế sớm hơn.

Để đảm bảo mọi hoạt động được vận hành theo đúng thông điệp đưa ra, cần có sự đồng lòng từ nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, tạo nên một hệ thống phối hợp chặt chẽ.

Theo đó, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết có thể ứng dụng công nghệ để kiểm soát dịch bệnh, giúp du khách khám phá ngay khi đặt chân tới Việt Nam, không cần cách ly 14 ngày. Đồng thời, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp du lịch, lữ hành… cùng hỗ trợ truyền thông, đưa ra các tiêu chí, điểm đến an toàn.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết có thể ứng dụng công nghệ để kiểm soát dịch bệnh, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam an toàn.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết có thể ứng dụng công nghệ để kiểm soát dịch bệnh, góp phần xây dựng hình ảnh “Việt Nam an toàn”.

Ngoài ra, để đón du khách quốc tế, ông Kenneth Atkinson, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) lưu ý Việt Nam có thể tham khảo Australia, New Zealand, Thái Lan cách tạo khu nghỉ dưỡng riêng biệt đảm bảo sự an toàn cho du khách.

Tổng kết lại ý kiến của một số đại biểu, ông Trần Trọng Kiên, thành viên ban IV, Chủ tịch TAB,khẳng định cần mở cửa với những nước an toàn, tạo ra hệ thống vận hành đảm bảo từ hàng không đến khách sạn, cơ sở vận chuyển, lựa chọn loại hình du lịch mới phù hợp hơn, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ngành, nâng cao đoàn kết, tin tưởng và kết nối.

Ông Trần Trọng Kiên khẳng định cần mở cửa với những nước an toàn để du lịch quốc tế hậu Covid-19.

Ông Trần Trọng Kiên khẳng định cần mở cửa với những nước an toàn để du lịch quốc tế hậu Covid-19.

Du lịch không cô đơn

Hơn 40 đại biểu tại hội thảo cùng thống nhất với giải pháp kết nối các tổ chức, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực để du lịch không cô đơn trong quá trình phục hồi.

Ông Nguyễn Trung Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, khẳng định: Để phục hồi ngành cần nhiều việc làm cụ thể như cần kết nối đồng bộ giữa các địa phương, công ty lữ hành, khách sạn để mang tính cộng hưởng, lan toả.

Theo đó, nhà nước có cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng sống sót cao, đặc biệt là ngành hàng không, vì phục hồi du lịch là tình huống khẩn cấp. Hiện tại, các công ty hàng không chỉ được phép khai thác đường bay một chiều, được đưa khách ra nước ngoài nhưng không thể đón khách trở về.

Về phía doanh nghiệp, cần có sự hợp tác trong và ngoài ngành để tạo nên cơ chế vận hành an toàn. Đồng thời, các doanh nghiệp nên đưa ra các sản phẩm dịch vụ với chính sách giảm giá hợp lý nhằm vừa thu hút du khách quốc tế, vừa đảm bảo sự ổn định, tránh khủng hoảng cho các công ty.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng, để kích cầu du lịch quốc tế, việc chỉ tạo nên hợp tác nội bộ chặt chẽ là chưa đủ, cần liên kết cùng các quốc gia an toàn, đã kiểm soát Covid-19 với chính sách visa song phương dài hạn.

Ông Kenneth Atkinson – Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) – cho biết nhiều quốc gia ở châu Âu tạo bong bóng du lịch, những tuyến du lịch đến những địa điểm gần, dễ dàng truy dấu hoặc phong tỏa trong trường hợp có người lây nhiễm, bằng cách liên kết với nhau để thúc đẩy du lịch quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cũng có thể thu hút du khách quốc tế nhanh và đơn giản bằng cách tạo ra bong bóng du lịch cho riêng mình.

Đồng ý với ý kiến tham luận từ các đại biểu, ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Tất cả cùng vào cuộc, đồng lòng thì không có sự cô đơn. Do đó, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ các lĩnh vực liên quan như thể thao, văn hóa, quản lý kinh tế… trong quá trình chuyển mình hậu Covid-19.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định du lịch sẽ không cô đơn trong quá trình phục hồi hậu Covid-19.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định du lịch sẽ không cô đơn trong quá trình phục hồi hậu Covid-19.

Trước đó, trong phiên thứ nhất của Hội thảoGiải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19, Tổng cục Du lịch, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cùng các các doanh nghiệp cũng đưa ra hàng loạt giải pháp kích cầu du lịch nội địa nhằm phục hồi ngành một cách toàn diện, nhanh chóng và kịp thời.

 

 

 




Bài xem nhiều