Điểm đến hấp dẫn tại Nha Trang - Du lịch Nha Trang

07/04/2017 21:01 +07 - Lượt xem: 14353

Thành phố biển Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với bãi tắm dài 7km, cùng hàng chục di tích, chùa chiền và phong cảnh kỳ thú.

Tại đây có một cụm di tích văn hóa vô cùng nổi tiếng của người Chăm, đó chính là Tháp Bà Po Nagar. Nơi đây hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm quan, tìm hiểu.

Kết quả hình ảnh cho tháp bà po nagar

Tháp Bà Po nagar- một trong những biểu tượng du lịch của thành phố Nha Trang.

Tháp Bà hay còn được gọi là tháp Pô Nagar, là đền thờ nữ thần Mẹ Xứ Sở của người Chăm, nằm trên một gnonj đồi nhỏ, bên cửa sông Cái và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía Bắc của thành phố Nha Trang. Tháp là một công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm. Tháp Pô Nagar thường được dùng như tên chung của quần thể kiến trúc này, thực ra đó là cái tên của ngọn tháp chính lớn, đẹp và điển hình nhất trong 4 ngọn tháp.

Kết quả hình ảnh cho tháp bà po nagar

mỗi tòa tháp đều mang trong mình những nét riêng biệt, đặc trưng xứng đáng là một trong những biểu tượng du lịch của thành phố biển Nha Trang.

Quần thể tháp Pô Nagar được tu bổ và xây dựng rải rác qua nhiều thời kỳ, suốt từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII trên 2 mặt bằng. Mặt bằng thứ nhất lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Mặt thứ hai có một cụm gồm 4 tháp bố trí hình thước thợ. Các tháp được xây bằng gạch rất khít mạch không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh. Trên thân tháp đắp nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung như thần Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử… Tháp chính xây vào những năm 813 – 817 dưới thời vua Hari – Vác man – I để thờ thần Ponagar, vợ của thần Si va, tượng trưng cho sắc đẹp, ca vũ.
Kết quả hình ảnh cho tháp bà po nagar

Hình dáng đầy tính nghệ thuật, chất liệu, vật liệu xây dựng độc đáo, lạ lẫm cho đến nay vẫn vô cùng thu hút khách du lịch cũng như những người yêu văn hóa, các nhà khảo cổ, khoa học đến thăm quan, tìm hiểu.

Tháp chính 4 tầng cao gần 25m, có một tầng thân và ba tầng lầu, các tầng lầu thu nhỏ dần theo chiều cao. Tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, xếp chồng lên nhau khiến ta có cảm giác cao mãi, cao mãi. Tháp có một cửa ra vào hướng chính đông. Các hướng tây, bắc nam ở tầng thân và các tầng lầu đều có của giả chạm hình cầu kỳ.

Hướng đông theo quan niệm của người Chăm là hướng của thần linh thờ thần. Đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài gần 10m, nhưng tường chính dưới chân tháp rất dày. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tháp Chăm tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trong tháp có một bệ thờ bằng đá, trên bệ là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương, ngồi xếp bằng trên một đài sen, tựa lưng vào tấm hình lá đề. Đáng tiếc là chiếc đầu tượng hiện nay là đầu giả.

Các thá khác: tháp trung tâm cao 18m thờ thần Siva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Hai tháp còn lại là tháp Tây và tháp Nam có quy mô nhỏ hơn, thờ thần chiến tranh Karthykey và thờ Phúc thần Ganesa. Theo truyền thuyết, họ là con trai thần Siva. Khu tháp Bà là nơi còn giữ được nhiều bia ký cổ của Chăm Pa nhất. Hằng năm nhân dân đến lễ bái rất đông.

Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Nhân dân đã quyên góp để lát lại gạch trong lòng tháp và ngoài sân, hai miếu thờ phía trước, xây thêm cổng ra vào, nhà khách ở bên trái và nhà nghỉ ở đằng sau.

Đứng trên đồi tháp nhìn xung quanh, phong cảnh rất nên thơ. Dưới chân đồi là sông Cái tấp nập tàu thuyền, cạnh đó là xóm Cổn nhà chen chúc, xóm Bóng với phố xá, chùa biển, nhìn ra ngoài biển phía xa chính là Hòn Chồng.

 




Bài xem nhiều