Đặc sắc các lễ hội truyền thống của dân tộc Thái ở Hòa Bình

30/03/2017 02:18 +07 - Lượt xem: 66520
Dân tộc Thái là một trong bảy dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ngoài những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc thể hiện qua những sinh hoạt thường ngày, đồng bào Thái còn có nhiều những lễ hội truyền thống thú vị, độc đáo làm nổi bật thêm những nét đặc sắc cho đồng bào mình.
1. Hội xên bản, xên mường
Lễ hội xên bản, xên mường của người Thái Hòa Bình.
Hằng năm, vào mùa xuân, khi hoa ban nở trắng khắp núi đồi và nghe thấy tiếng sấm ở đầu nguồn sông Đà thì cũng là lúc người dân ở huyện Mai Châu tổ chức lễ hội. Lễ hội diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu sẽ có đám rước từ nhà chủ mường ra đình làng tế thần. Ngày thứ hai tổ chức thi băn cung, nỏ để tìm người giỏi. Ngày thứ ba tổ chức nhiều trò vui như tung còn tìm bạn, thi hát đối, thi thổi khèn. Hội xên bản, xên mường là hội cầu mùa, cầ phúc của người Thái, họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm nơi bản mường. Lễ hội cũng là dip trai gái vui chơi, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.
2. Hội cầu mưa
Hằng năm, vào khoảng tháng ba hoặc tháng tư âm lịch, thời tiết hanh khô, chuẩn bị bước sang mùa hè thì người Thái tổ chức lễ hội cầu mưa. Đầu tiên, một tốp thanh niên nam nữ sẽ kéo đến nhà một bà già nhất bản để làm lễ, hát cầu mưa. Buổi tối lại có rước đuốc quanh bản, hát bên bờ suối, té nước vào nhau cho đến khi ướt hết mới tan hội.
Thầy mo đang làm phép trong lễ cầu mưa.
3. Lễ hội cầu phúc dân bản
Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích cầu Thần phù hộ dân bản và cúng rửa lá lúa, xua đuổi thần trùng. Vào ngày lễ hội, các miếu thờ thổ công, thổ địa trong từng nhà trong bản được sửa sang, quét dọn sạch sẽ. Bờ ruộng, bờ mương được tu sửa, be cao đón nước về. Phần hội, nam nữ nổi chiêng trống và múa xòe, thi bắn cung nỏ.
Tham khảo:
 




Bài xem nhiều