Cộng Đồng Dân Tộc Ở Nghệ An - Du Lịch Nghệ An

30/03/2017 02:19 +07 - Lượt xem: 151704

Cũng như cả nước ta, Nghệ An là một tỉnh đa dân tộc. Các dân tộc ít người ở Nghệ An vừa mang những đặc điểm chung của các dân tộc trong nước vừa mang những nét đặc thù của một số dân tộc ít người cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định.

Việc tìm hiểu các dân tộc ít người trong tỉnh sẽ giúp ta nhân thức thêm sâu sắc cái chung và cái riêng về vấn đề dân tộc trong tỉnh, hiểu đầy đủ hơn tính đa dạng và phong phú của vấn đề dân tộc ở nước ta. Điều đặc biệt quan trọng là từ tình hình đặc điểm cụ thể về địa lý, môi trường sinh thái, cư dân, lịch sử của một vùng lãnh thổ nhất định, nêu lên bản sắc văn hoá của các tộc người trong vùng, mối quan hệ giao lưu văn hoá các dân tộc, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển của các tộc người ở đây


1.Dân tộc Thổ 

– Là một cộng đồng dân cư bao gồm các nhóm người mang tên Kẹo, Mọn, Cuối, Đan Lai – Ly Hà và Tày Poọng  cư trú ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương có số dân 40.445 người tính đến 1/4/1989 . Tên gọi Thổ mới

– Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt – Mường 

–  Người Thổ có nghề trồng gai và chế biến các sản phẩm từ cây gai rất phát triển. Nghề này chủ có ở vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp, không có ở Con Cuông và Tương Dương. Sản phẩm của nghề đan sợi gai được bà con trong vùng ưa chuộng, khả năng tiêu thụ đã vượt ra ngoài nội bộ dân tộc là võng, lưới săn thú, lưới đánh cá, đồ đựng v.v… Người Thổ dùng các sản phẩm này để đổi lấu những thứ mà dân tộc mình không sản xuất được, chủ yếu là quần áo. Sản phẩm từ sợi gai đã trở thành gần gũi quen thuộc đối với người Thổ và nhờ đó nghề chế biến sản phẩm gai đã tích luỹ được những kinh nghiệm sản xuất quý giá. Ngoài ra nghề đan lát khá phổ biển, không những người con gái mà những người đàn ông cũng khá giỏi. 

– Phân bố dân cư tập trung ở dọc bờ sông nên nghề chính của họ cũng là đánh cá, kỹ thuật chuyên nghiệp, đánh cá là một trong những nguồn thu nhập của đồng bào thổ., 

Nghề săn thú nhất là săn thú rừng tập thể của người Thổ đã trở thành tập quán cổ truyền vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng. Lưới săn thú của họ làm bằng sợi gai với khối lượng lớn, đan kết nối nhiều tấm

– Nhà ở phần lớn là nhà làm bằng gỗ rừng, tre nứa lá giản đơn, cột ngoạm, chỉ cần một con giao và cái rìu là dựng được nhà. Nhà sàn có nhiều ở nhóm Tày Poọng do cư trú gần gũi và lâu dài mà ảnh hưởng nhà sàn Thái. Những biểu hiện văn hoá vật chất điển hình (như trang phục, công cụ sản xuất) hết sức đơn giản, lại pha tạp – dấu ấn của một dân tộc được cơ cấu bằng nhiều nguồn dân cư khác nhau. áo quần của họ phần lớn do đổi chác mà có. Có một vài đặc điểm chung nhưng có thể phân biệt được là: Đàn ông Thổ mặc áo lượng đen, khăn nhiễu tím, quần dài trắng cạp vấn (giống đàn ông Kinh. Váy phụ nữ vùng Quỳ Hợp lại giống váy Thái ( có sọc viền chân váy, dày) trong khi váy của phụ nữ vùng Lâm La lại giống váy Mường và mang dáng dấp Kinh (có dọc theo dấu ngón trỏ xuống). áo phụ nữ vùng Quỳ Hợp năm thân, màu nâu hoặc trắng (gần giống người Kinh), áo phụ nữ vùng Lâm La thêm cổ viền giống áo cánh phụ nữ Kinh. Một số cư dân mặc yếm trắng (giống Kinh), đội khăn vuông (giống Mường), có tang chít khăn trắng (giống Kinh)v.v…

2. Dân tộc Thái

– Người Thái là một trong những cư dân biết làm ruộng nước sớm nhất trong khu vực Đông Nam á. Trong một số khâu kỹ thuật ruộng nước người Thái đạt trình độ cao (như cách thức dẫn vào ruộng ở vùng địa hình phức tạp, cách thức khai khẩn đất đai và cơ cấu các loại cây trồng thích hợp v.v…)

– Về cơ bản thì cộng đồng người Thái Nghệ An có nét văn hóa, sinh hoạt không khác mấy so với cộng đồng Thái tại các tỉnh phía Tây Bắc. 

Có thể nói trong số những cư dân sinh tụ ở miền núi Nghệ An, bên cạnh người Thổ có những cách đánh bắt cá cổ truyền độc đáo, thì người Thái cũng có những kinh nghiệm nuôi cá ruộng đáng chú ý. Cá ruộng, ao hồ theo mùa vụ nông nghiệp cung cấp cho mỗi gia đình hàng tạ cá để làm mắm hoạc sấy khô dùng quanh năm

Nghề thủ công truyền thống của người Thai cũng như các dân tộc ít người khác ở nước ta chưa trở thành nghề độc lập mà chủ yếu là nghề phụ. Tuy vậy, ở Nghệ An, người Thái trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm rất thành thạo, tinh vi. Nếu có thể so sánh nhìn trên góc độ sản phẩm kinh tế hàng hoá thì nghề dệt người Thái  Nghệ An đã bước một bước sớm hơn so với người Thái ở Tây B

3. Dân Tộc Khơ -mú 

– Tập trung người Khơ -mú đông nhất so với cộng đồng người khơ mú tại Việt Nam nằm ở Nghệ An. Tập trung chủ yếu ở: huyện Kỳ Sơn có 13.035 nguời, huyện Tương Dương (5.562 người), Quế Phong (1.366 người ) và Quỳ Châu (302 người), với tổng số 2.713 hộ.

-Người Khơ mú có nghề đan lát mây tre đạt trình độ khá cao. Bàn tay khéo léo của họ tạo ra những sản phẩm đẹp, được đồng bào các dân tộc khác trong vùng ưa thích. Nhưng đây là việc tranh thủ thời gian và sản phẩm đố chỉ dùng để một phần nhu cầu quần áo mặc, muối, đồ trang sức, đồ sắt…Đồng bào chỉ biết dệt vải thô để làm khố cho nam giới và phần lớn quần áo phụ nữ phải đổi của người Thái

4. Dân Tộc Ơ – Đu 

– Là một trong những đồng bào dân tộc thiểu số chiếm dân số ít nhất tại Nghệ An.  Sinh sống chủ yếu ở : Hiện nay người Ơ đu sống ở các bản Xốp Pột, xã Kim Hòa và bản Coom xã Kim Đa thuộc huyện Tương Dương, xen kẽ với cư dân Thái và Khơ mú. Người Ơ đu không có một

bản nào thuần tộc, ngôn ngữ giao tiếp của họ trong sinh hoạt hàng ngày là tiếng Thái hoặc tiếng Khơ mú. Chỉ người già biết sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong hệ số đếm từ 1 đến 10 và một số từ vị trí cơ bản trong sinh hoạt đời sống. Còn phần đông đồng bào đã quên tiếng Ơ đu

5. Dân Tộc HMong 

– ở Việt Nam, người Hmông cư trú chủ yếu ở Tây Bắc. Người Hmông ở Nghệ An là điểm phía Nam xa nhất của họ trong quá trình di cư từ phía Bắc vào
-Dân tộc ở Việt Nam đều cho rằng người Hmông là con cháu của những người cư dân bản địa ở Nam Trung Quốc. Họ có quan hệ nguồn gốc với người Dao và đến khoảng thế kỷ thứ VII – IX mới tách thành tộc riêng. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVI người Hmông thường xuyên di cư về phía Nam và Tây Nam để tránh sự bóc lột của bọn chúa đất phong kiến Hán. Đến thế kỷ XVII triều đình Mãn Thanh đổi chế độ cai trị thổ ty bằng chế độ bổ nhiệm làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng tăng thêm. Qua những biến động lớn của lịch sử Trung Quốc trong thời kỳ này đồng bào Hmông muốn thoát khỏi sự tàn sát và phải đi tìm nơi sinh sống yên ổn hơn. Các cuộc thiên di kéo dài từ thời Thái bình Thiên Quốc đến
– Đồng bào dân tộc Mông Nghệ An nhìn chung có văn hóa và sinh hoạt gần giống so với cộng đồng người Mông Tây Bắc. Tìm hiểu qua bài viết: Tìm hiểu về người Mông tại Việt Nam 

 Trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, các dân tộc thiểu số luôn được đánh giá cao vai trò và vị trí quan trọng của mình. Địa bàn mà đồng bào sinh sống là một bộ phận đất đai dân cư gắn liền máu thịt với lãnh thổ, cộng đồng quốc gia dân tộc. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã trải qua thử thách qua trường kỳ lịch sử chứng minh đúng đắn truyền thống đoàn kết, chiến đấu bảo vệ vùng đất sinh sống. Dải đất rộng lớn về phía Tây Nghệ An là địa bàn sinh tụ các dân tộc thiểu số bao gồm phần lớn các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ khác nhau, có trình độ kỹ thuật canh tác chênh lệch nhau rất lớn và vì thế mà mức độ khác nhau về đặc trưng văn hóa cũng không nhỏ.
Xem thêm bài viết liên quan 

 




Bài xem nhiều