Tìm hiểu về dân tộc Mông (Mèo) ở Việt Nam (P6)

30/03/2017 02:15 +07 - Lượt xem: 64194
Văn học nghệ thuật dân gian, công tác giáo dục:

Kết quả hình ảnh cho văn học người Mông

Văn học nghệ thuật dân gian người Mèo bao gồm truyện cổ, dân ca, múa rất phong phú, phản ánh khả năng sáng tạo của quần chúng và nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa trong lịch sử dân tộc.

Lịch sử của người Mèo là lịch sử của dân tộc đã qua nhiều cuộc thiên di, sống ở vùng cao, không có văn tự riêng, văn hóa giáo dục không phát triển, sự tiếp xúc với các dân tộc khác lại bị nhiều điều kiện khách quan hạn chế. Trong điều kiện đó, cùng với những tri thức dân gian, văn học nghệ thuật dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Văn học dân gian đã để lại cho quần chúng nhiều bài học sâu sắc, những tấm gương và nghị lực cần có trong cuộc sống hiện tại, với những hình tượng dễ tiếp thu và giữ lại lâu trong con người. Qua văn học dân gian người ta có thể hiểu được nhiều mặt khác nhau thuộc về ý thức hệ, lịch sử và sinh hoạt quần chúng.

Kết quả hình ảnh cho văn học người Mông

Trân trọng những giá trị dân gian người Mèo từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, nhiều tập truyện cổ dân ca đã được giới thiệu.

Qua một số chuyện nhất là qua Khúa kê có thể hiểu được ít nhiều nhận thức về vũ trụ, thế giới quan và nhân sinh quan, nguồn gốc dân tộc của người Mèo xưa. Theo quan niệm thì mặt đất, bầu trời, mặt trăng, các vì sao, con người, muông thú, cây cỏ đều do những đại diện của trời (ông chày, bà chày, giàng dua, giàng dự) sáng tạo và tu sửa. Nhưng Gầu Á và Dầu Âu con của trái đất mà trong hai con của họ là Chè Tù và Chè Blù thì về sau Chè Tù cai quản bầu trời, Chè Blù trông nom trái đất thay chẫu chuộc. Chẫu chuộc bị Chè Tù và Chè Blù đánh chết, nên con người khi đã chết không sống lại được nữa. Giàng Dua, Gìang Dự có công bắn rơi 9 mặt trời và 8 mặt trăng để trái đất khỏi bị khô cằn, nhưng đôi mặt trăng mặt trời còn lại sợ chạy mất, sau nhờ gà gáy chúng mới trở lại chiếu sáng cho đất trời. Qua trận hồng thủy, người chết hết chỉ còn lại hai an hem họ Hồ, họ là tổ tiên của người Mèo (người Dao và nhiều dân tộc anh em). Con nguwòi chết không sống lại được nhưng có thể đầu thai thành người hay sinh vật khác. Vì vậy, người Mèo chết phải mặc áo cổ truyền để về với tổ tiên, rồi đầu thai lại.

Ở vùng cao sản xuất luôn luôn đặt ra những khó khăn phải vượt qua. Bên cạnh những anh hùng văn hóa, truyện dân gian Mèo thường đề cập đến những con người làm lụng siêng năng, khỏe mạnh, biết đoàn kết với những người tài ba khắc phục thiên tai, đem lại hạnh phúc cho con người. Ý niệm về con người lao động của quần chúng hiện nay là “xương bàn tay phải cứng”. Nhiều truyện dân gian chỉ là những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, qua đó thấy rõ người Mèo là dân tộc đã biết làm nghề nông lâu đời.

Các truyện dân gian phải ánh những mặt xấu của xã hội không ít: sự đau khổ của trẻ mồ côi, cách đối xử nghiệt ngã chị dâu với em chồng, những mụ dì ghẻ độc ác, những tên quan tàn bạo; đồng thời đề cao những người thông minh tài giỏi xuất thân từ quần chúng, những mối tình đẹp, những người chiến thắng bạo tàn, oanh liệt, chính nghĩa.

Những truyện giải thích về những hiện tượng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc cũng nhiều (làm ma, cũng mụ, phụ nữ không được lên gác, cúng cột cái, múa khèn…) và được đồng bào ghi nhớ như những điều chỉ dẫn trong sinh hoạt gia đình, cuộc sống nói chung.

Trong văn học dân gian người Mèo, dân ca chiếm vị trí đáng kể. Dân ca có nhiều loại: cúng ma, cưới xin, tình yêu, mồ côi. Trong mỗi loại đó có những loại nhỏ. Nhiều bài dân ca có nội dung tư tưởng tốt, cách diễn tả tế nhị, kín đáo, được lấy lại bằng những hình ảnh gần gũi với đời sống hàng ngày. Đặc điểm chung của nó là những bài dân ca không chỉ hát bằng lời màcó thể giãi bày với nhau bằng khèn, đàn môi, kèn lá. Các nhạc cụ đó gắn chặt chẽ với dân ca. Nghe khèn, kèn lá, đàn môi, người ta hiểu nội dung người thổi diễn đạt. Trong dân ca không chỉ có những bài ngắn mà đã có những tập dài nổi tiếng như Tiếng hát làm dâu, được các dân tộc an hem biết đến. Mỗi người Mèo ít nhiều đều biết đến dân ca cũng như  nhiều thanh niên nam , nữ biết gảy đàn môi, thổi kèn lá, thanh niên nam biết thổi khèn.

Kết quả hình ảnh cho văn học người Mông

Âm nhạc dân ca Mèo mang tính chất trữ tình phong phú và chiến đấu mạnh phản ánh sắc nét cái đẹp tự nhiên vùng cao, cái đẹp tươi sáng của tinh thần người Mèo, vì vậy được nhiều người làm công tác âm nhạc quan tâm nghiên cứu, nâng cao.

Dụng cụ âm nhạc người Mèo độc đáo, có những thứ (như kèn lá, đàn môi) giản dị nhưng lại phát ra âm thanh tốt. Khèn được sử dụng trong đám ma, một số nghi lễ gia đình. Những lúc đi đường hay nghỉ ngơi trong đêm, dưới ánh trăng sau một ngày làm việc mệt nhọc, thanh niên cũng hay thổi khèn. Đàn môi, kèn lá là phươg tiện trao đổi tâm tình của thanh niên trong những đêm khuya vắng mà lời nói hiểu qua nó còn lôi cuốn mạnh hơn cả lời nói phát thành lời.

Khác với khèn bè tiếng của nó vang lên cả thung lũng thì kèn lá, đàn môi chỉ thầm thì cho một người nghe.

Những ngày hội đầu xuân, nam nữ thanh niên ca hát, chơi các trò chơi cổ truyền.

Cùng với truyện kể, dân ca, ở người Mèo câu đố cũng phổ biến mà nhiều câu miêu tả những sự việc, vật khá cụ thể, rõ rang, nhưng người nghe không dễ dàng phát hiện ra nội dung nó.

Từ khi có chữ và do nhiều bài dân ca, truyện đã được giới thiệu, ngày nay nam nữ thanh niên Mèo đã học những bài ca cổ truyền, cũng như những bài thơ mới không còn bằng cách truyền khẩu ngày xưa, chủ yếu dựa vào sách. Dựa vào làn điệu dân ca cổ truyền, nhiều bài thơ mới được sáng tác với hình thức gần gũi với quần chúng có nội dung được nhiều người tìm đọc. Nhiều truyện văn xuôi bằng chữ Mèo cũng được quần chúng hoan nghênh, có tác dụng tốt trong việc truyền bá những kiến thức mới.

Hoa văn trang trí trên váy, áo phụ nữ Mèo là những tác phẩm nghệ thuật dân gian đẹp. Thể hiện những hoa văn đó bằng cách thêu, chắp vải, dùng sáp ong kẻ và nhuộm chàm. Bên cạnh hoa văn con ốc, chữ thập ngoặc, còn có hình chân chó, con rắn, mắt chim, vai cày, răng bừa, cái kèn, đóa hoa, con bướm, đồng tiền, chân lợn,… phản ánh nhiều khía cạnh cuộc sống. Sự cách điệu cao, màu sắc hài hòa.

Trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu nổi bật khác, công tác giáo dục đã phát triển ngày càng mạnh mẽ ở vùng Mèo. Các trường phổ thông cấp 1 ở xã, cấp 2 ở huyện đã được xây dựng rộng khắp. Nhiều thanh thiếu niên Mèo theo học ở ccs trường thiếu nhi vùng cao. Nhiều thanh niên đã tốt nghiệp ở các trường Sư phạm, Y, Nông nghiệp trở về phục vụ địa phương. Các cán bộ chủ chốt ở xã, cán bộ huyện đều biết chữ phổ thông và chữ Mèo. Nhờ trình độ học vấn của cán bộ và nhân dân ngày càng được nâng cao, các công tác khác (xây dựng hợp tác xã, áp dụng những biện pháp tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi, ăn ở hợp vệ sinh…) cũng được tiến hành thuận lợi hơn trước. Cán bộ và nhân dân Mèo ngày càng hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước, những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ rang hơn, và những kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại cũng ngày càng đi vào quần chúng như những điều thiết yếu của cuộc sống.



Thông tin tham khảo:

 




Bài xem nhiều